Nhờ bà mà ngôi làng trở nên nổi tiếng, khách du lịch đến đây chụp ảnh và xem những hình nộm giống người thật này. Đó cũng là điều mà bà Tsukimi Ayano mong mỏi. Hi vọng những người trẻ có thể thường xuyên trở về quê hương, để mang đến những hơi ấm, đừng để những ngôi làng càng ngày càng cô quạnh như ngôi làng của bà Tsukimi Ayano.
Ngôi làng Nagoro trở nên đặc biệt từ năm 2002, khi nghệ nhân Tsukimi Ayano bắt tay thực hiện dự án “làng người nộm”. Khắp làng có tới 115 hình nộm với nhiều hình dáng và trang phục được đặt khắp nơi, từ trạm chờ xe buýt, cánh đồng cho tới trường học. Cho đến nay, số hình mộm đã lên tới 350 con.
Nơi đây có thể được gọi là “Ngôi làng bị hình nộm chiếm đóng”. Ngôi làng này nằm ở thị trấn Nagoro nằm sâu trong vùng núi phía Nam nước Nhật. Ngôi làng được người ta đặt cho nhiều cái tên khác nhau như “Làng hình nộm”, “Quê hương Bù nhìn”, “làng Muppet”.
Khung cảnh vắng vẻ của ngôi làng về đêm. Nơi này có 387 cư dân, nhưng chỉ có 37 cư dân là người sống.
Những bù nhìn được bà Ayano sắp xếp như thể đang làm những việc của người đang sống.
Trạm xe bus của làng vẫn luôn đông đúc nhưng không có một chuyến xe nào qua lại ở đây.
Ban đầu, nữ nghệ nhân 66 tuổi muốn tạo ra người nộm để dọa và xua đuổi chim trong trang trại. Người nộm đầu tiên của bà mang hình dáng người cha quá cố. Tuy nhiên, trong 15 năm tiếp theo, những hình nộm đặc biệt đã thoát khỏi mục đích ban đầu và được bà Ayano đặt khắp nơi để ngôi làng bớt trống trải. “Trong làng chỉ còn 35 cư dân nhưng có tới 150 hình nộm”, bà Ayano cho biết trong một lần phỏng vấn với Reuters năm 2015. Các hình nộm được bà tỉ mỉ hoàn thiện từng chi tiết, như khuôn miệng, râu, tóc hay phụ kiện như kính mắt.
Bà Ayano sống với những hình nộm này như thể người thật vẫn còn ở trong làng.
Rõ ràng là hình ảnh con người ở khắp mọi nơi, nhưng tiến lại gần mới phát hiện họ đều là những hình nộm.
Những hình nộm này có khuôn mặt rất vui tươi góp phần xóa tan không khí u ám của ngôi làng.
Búp bê cũng mặc trang phục truyền thống và tụ hội lại với nhau trong những ngày lễ tết quan trọng.
Nagoro giống như nhiều ngôi làng ở nông thôn Nhật Bản khác, do quá trình phát triển đô thị và già hóa dân số, những người trẻ tuổi bỏ nông thông ra thành thị để tìm kiếm công việc và điều kiện sống tốt hơn, những người còn ở lại đa phần đều là người già. Năm 2012, trường học duy nhất tại đây đóng cửa sau khi hai học sinh cuối cùng tốt nghiệp.
Những lớp học trống vắng được bà Ayano lấp đầy bằng người nộm học sinh và giáo viên.
Osamu Suzuki – cư dân 69 tuổi cho biết, mọi người thường đặt hàng bà Ayano làm hình nộm mô tả người thân hoặc người họ yêu mến. Ayano thường bỏ nhiều công sức để mỗi hình nộm có hình nộm không lẫn với nhau. Các hình nộm thường được mặc trang phục thuộc sở hữu của phiên bản người thật, bên trong độn bằng giấy hoặc rơm.
Điều thú vị là những hình nộm đó cũng có cả hồ sơ cư trú. Những hồ sơ này được đặt trong sảnh lớn ở 1 đình nghỉ trong làng, du khách có thể thoải mái xem qua những hồ sơ đó. Ở đây còn có một bảng thông báo lớn, trên đó viết: “Chúng tôi khác với những hình nộm thông thường, chúng tôi ai cũng có tên thật và những tính cách thật khác nhau, bạn có thể xem trong hồ sơ cư trú”.
Hình nộm không có tuổi thọ cao như con người và thường hư hỏng sau nhiều năm, buộc nữ nghệ nhân phải sản xuất thêm để thay thế. Đến nay, bà đã làm khoảng 350 hình nộm. Nghệ nhân Ayano cũng tự làm cho mình những hình nộm để bầu bạn. Ở tuổi 66 tuổi, bà vẫn là một trong những cư dân trẻ nhất làng.
Mỗi ngày, bà Ayano thường dạo quanh làng để thăm những tác phẩm của mình và kiểm tra xem liệu chúng có bị xô ngã hoặc hư hỏng hay không.
Khi những hình nộm bị hư hỏng không thể sửa chữa được nữa, bà Tsukimi Ayano sẽ chôn chúng như chôn những người đã chết trong làng.
Bà Tsukimi Ayano hàng ngày vẫn tiếp tục làm những hình nhân để lấp đầy khoảng trống cho những người đã không còn ở trong ngồi làng hẻo lánh. Cũng có một số người ở vùng khác đến Nagoro thăm quan và học cách bà tạo ra những con búp bê to bằng người thật này để làm những hình nộm tương tự trong những ngôi làng sắp bị xóa sổ trên khắp đất nước Nhật Bản.
Nhờ bà mà ngôi làng trở nên nổi tiếng, khách du lịch đến đây chụp ảnh và xem những hình nộm giống người thật này. Đó cũng là điều mà bà Tsukimi Ayano mong mỏi. Hi vọng những người trẻ có thể thường xuyên trở về quê hương, để mang đến những hơi ấm, đừng để những ngôi làng càng ngày càng cô quạnh như ngôi làng của bà Tsukimi Ayano.