Mẹo giúp lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản ngân hàng ai cũng cần phải biết

0
2799

là một giao dịch tiện ích của người dùng hiện nay. Dịch vụ này cho phép người dùng từ tài khoản của mình sang tài khoản của người nhận ngay trên Internet banking hoặc cây ATM mà không cần phải đến các quầy giao dịch.

Việc thanh toán giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến, vậy nên nhiều tình huống “khóc dở mếu dở” lại xuất hiện càng nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề vào tài khoản ngân hàng của một người không quen biết.

Khi rơi vào trường hợp này, bạn cũng không nên lo lắng quá, hãy áp dụng theo những cách xử lí dưới đây để nhanh chóng lấy lại số tiền đã gửi nhầm.


1. Chuyển tiền sai ngân hàng hoặc chi nhánh

Trường hợp chuyển đúng số tài khoản, người nhận nhưng sai ngân hàng hoặc tên chi nhánh, trung tâm thanh toán tại các ngân hàng đều khẳng định khách hàng sẽ không bị mất tiền nhưng sẽ phải mất thời gian để chờ các bên tra soát và làm thủ tục hoàn tiền lại. Tuy nhiên cũng lưu ý, với trường hợp này dù không mất tiền nhưng mất thời gian và có thể ngân hàng vẫn tính phí như thông thường.


2. Chuyển tiền nhầm vào một tài khoản khác

Ngay khi phát hiện chuyển nhầm tiền cho người khác, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng nơi bạn chuyển tiền để báo việc chuyển nhầm tài khoản, đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên.

Trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư thì ngân hàng sẽ lập lệnh thanh toán chuyển trả tài khoản chuyển đến số tiền chuyển thừa, chuyển nhầm. Trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện. Còn nếu khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ như công an, tòa án,… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền.

Bạn cũng có thể tự giải quyết bằng cách gửi thêm 5.000 VNĐ cho tài khoản mà mình đã gửi nhầm, kèm theo Note ghi tên và số điện thoại nhờ người kia (người chủ tài khoản mà mình đã gửi nhầm tiền vào) gọi lại cho mình, đồng thời cam kết chi trả toàn bộ chi phí gửi lại tiền, chi phí điện thoại phát sinh. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào độ tử tế của họ nữa, và cách này chỉ hữu ích nếu họ dùng SMS chủ động (thông báo SMS mỗi khi phát sinh giao dịch)

Trong trường hợp bạn chuyển nhầm vào một số tài khoản đã bị khóa hoặc không tồn tại thì rất đơn giản, ngân hàng sẽ kiểm tra và tự động trả lại tiền cho bạn mà thôi.

3. Chuyển tiền không đúng người nhận

Khi chuyển tiền, nếu không may bạn nhập sai tên người thụ hưởng số tiền đó, ngân hàng đích sẽ gửi điện nội bộ về cho ngân hàng chuyển tiền và đơn vị này sẽ tiếp tục trả tiền về tài khoản của bạn. Tuy nhiên, quy trình rà soát này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai, mà có nó thể mất đến cả tuần thì tiền mới có thể quay về tài khoản của bạn. Vậy nên, để hạn chế rủi ro trên, tốt nhất người gửi nên chọn cách thức chuyển tiền liên ngân hàng nhanh qua hệ thống 24/7 qua số thẻ, thay vì số tài khoản. Điều này có thể giảm thiểu lỗi thao tác nhập sai tên người nhận, vì đã có gợi ý luôn tên người thụ hưởng để đối chiếu thông tin trong khi đó, giao dịch được thực hiện nhanh hơn rất nhiều.


Nếu không may chuyển nhầm hoặc ghi sai thông tin người nhận thì các bạn cứ bình tĩnh làm theo những cách trên đừng quá lo lắng nhé!

BÌNH LUẬN