Lý giải kiểu “pose” hình giơ tay hình chữ V và sự thật đằng sau nó!

0
2113

Một quan điểm khác lại cho rằng, phổ biến là nhờ manga. Trong bộ truyện tranh bóng rổ

Không phải ngẫu nhiên mà dáng “pose” này lại được coi là một dáng “pose” quốc dân.
Dạo một vòng quanh mạng xã hội, bạn có thể sẽ bắt gặp không ít hình ảnh trong đó người ta có giơ tay hình chữ V, đặc biệt là đối với người Châu Á. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của dáng “pose” bất hủ này chưa? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị và đầy bất ngờ.

photo-1-1480374743615 Kiểu “pose” hình giơ tay hình chữ V có thể được xem là một dáng “pose”… bất hủ.

Sự phổ biến của dáng “pose” tay hình chữ V đối với người Châu Á làm nhiều người dễ dàng nghĩ đến việc Châu Á chính là “quê hương” của nó. Một số tìm hiểu cho biết “cử chỉ” này lần đầu xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước và bắt đầu đạt được sự phổ biến kể từ những năm 1980. Theo trang TIME, kiểu giơ tay hình chữ V bắt nguồn từ vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Janet Lynn. Cô tham gia Olympics 1972 tại Nhật như một niềm hy vọng vàng của thể thao Mỹ. Tuy nhiên, việc bị ngã khi đang biểu diễn khiến giấc mơ vàng nhanh chóng tan biến.
Thay vì buồn bã, Janet Lynn gây ấn tượng mạnh mẽ với người hâm mộ bằng một nụ cười. “Họ không thể hiểu nổi tại sao tôi có thể cười khi mà biết rằng tôi chẳng thể chiến thắng nữa,” Lynn chia sẻ. “Ngày hôm sau, tôi đi đâu cũng có rất nhiều người chú ý. Tôi như thể một ngôi sao nhạc rock vậy.” Lynn trở thành một hiện tượng của truyền thông và nhận được hàng nghìn hâm mộ. Trong một chuyến đi tour vòng quanh Nhật Bản nhiều năm sau kì Olympics 1972, Janet Lynn thường xuyên và đây là thời điểm “hiện tượng” này được cho là ra đời và bắt đầu phổ biến.

SAPPORO, JAPAN - FEBRUARY 07: (CHINA OUT, SOUTH KOREA OUT) Janet Lynn of the United States reacts after falling while competing in the Women's Singles Free Program during the 1972 Sapporo Winter Olympics at Makomanai Ice Arena on February 7, 1972 in Sapporo, Hokkaido, Japan. (Photo by The Asahi Shimbun via Getty Images) Janet Lynn, vận động viên Olympics ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người hâm mộ Nhật Bản nhờ sự lạc quan.

Một quan điểm khác lại cho rằng, biểu tượng chữ V phổ biến là nhờ manga. Trong bộ truyện tranh bóng rổ xuất bản năm 1968 Kyojin no Hoshi (tạm dịch: Ngôi sao của người khổng lồ), nhân vật chính, người luôn có nhiều mâu thuẫn với cha mình, đã được ông đồng ý cho tham gia trận đấu lớn bằng cách giơ tay hình chữ “V”. Bộ truyện bóng chuyền Sain wa V! (tạm dịch: V là dấu hiệu) cũng được cho là đóng một vai trò trong việc phổ biến hình ảnh “giơ hai ngón tay hình chữ V”, Nó ra mắt một thời gian ngắn sau Kyojin no Hoshi và thậm chí con được chuyển thể thành một TV series.

cũng được cho là một yếu tố khiến kiểu chụp ảnh giơ tay hình chữ V trở nên nổi tiếng. Jun Inoue, ca sỹ của nhóm nhạc nổi tiếng Spiders của Nhật Bản đồng thời là gương mặt đại diện của Konica, khi quay cho hãng này, cũng vô tình thường xuyên chụp ảnh với tay giơ hình chữ V. Sự phổ biến của những chiếc máy ảnh lúc đó (những năm 80 của thế kỉ trước) khiến hình ảnh của Jun Inoue được lan truyền mạnh mẽ và trở thành một kiểu chụp hình được nhiều người yêu thích.

photo-1-1480374864768 Kiểu chụp hình này phổ biến nhất tại Châu Á.

Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau, mọi quan điểm đều cho rằng biểu tượng hình chữ V bắt đầu trở thành một hiện tượng ở Nhật Bản, trước khi nhanh chóng lan sang các quốc gia Châu Á khác.

(Tổng hợp)

BÌNH LUẬN