Lý giải câu “Trời đánh tránh bữa ăn” ai cũng nói nhưng hiểu đúng thì lại chưa

0
3770

Tương truyền rằng, khi Điện Mẫu và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện sấm sét vang dội.

Câu cửa miệng tưởng chừng chỉ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với bậc cha mẹ khi trẻ nhỏ nhưng thực tế lại mang ý nghĩa bất ngờ.

Người xưa thường nói: “”, bắt nguồn từ câu “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Nhưng nguồn gốc ngọn ngành ra sao thì không ai biết cả.

Lôi Công vốn dĩ là một vị thần chuyên cai quản việc sấm sét nổ xuống nhân gian. Với thân hình vạm vỡ trông như một lực sĩ, ông khiến nhiều người khiếp sợ. Cùng thê tử của mình là bà Điện Mẫu – một tiên nữ trông coi việc đánh sét, hai người thay phiên nhau cai quản mọi việc trên trời dưới đất. Tương truyền rằng, khi Điện Mẫu và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện sấm sét vang dội.

Trên ảnh là chân dung của đôi vợ chồng thần Lôi Công và Điện Mẫu.

Trước kia, công việc đơn thuần của hai vị thần này chỉ là tạo ra sấm sét. Dần dần, trách nhiệm được nâng cao hơn. Dân chúng giao cho họ nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa, đó là trừng trị cái ác, tuyên dương điều thiện. Sấm sét lúc này có ý nghĩa thay trời hành đạo, trừng trị những kẻ ác, Đạo giáo cũng bởi vậy mà có cùng nhận thức với người xưa.

Sự tích câu nói “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người xưa kể lại, trong một gia đình có 3 người gồm bố mẹ đi làm ruộng và đứa con gái nhỏ ở nhà chuyên lo việc bếp núc. Như thường lệ, khi hai vợ chồng này đi làm, cô bé nấu cơm. Vì xót thương bố mẹ làm lụng vất vả, cô nhường cơm trắng cho họ ăn, còn mình chỉ gạn nước cơm uống. Tuy nhiên, cô vừa mới uống xong, thì ngoài kia bầu trời xuất hiện tia chớp, lôi cô bé ra quỳ ở ngoài sân.

Vì hiểu lầm người con gái không có lương tâm nên Lôi Công quyết định xử phạt.

Cha mẹ đi làm về nhìn thấy cảnh tượng cô con gái quỳ dưới đất, chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Bỗng đâu từ trời rơi xuống tờ giấy ghi rằng đứa con này không có lương tâm, đã uống lén nước cơm gạo. Vì vậy mà trời truyền thư xuống bảo đợi đến trưa sẽ xử phạt.

Sau khi nghe con gái kể lại sự tình, cha mẹ liền hiểu tấm lòng hiếu thảo của con. Nhưng vì vì thiên mệnh không thể làm trái nên chỉ có thể lẳng lặng chờ đợi. Ba người họ cùng nhau ăn bữa cuối, người cha quá thương con gái nên nhường cơm cho cô ăn. Trời đất bỗng nhiên tối sầm lại, ngỡ rằng thời khắc định mệnh đã đến, một tờ giấy bay đến chỗ cả nhà đang dùng bữa khiến mọi người bất ngờ. Trên đó nói rằng bởi vì thời gian ăn cơm trùng với thời gian xử phạt, nay đã qua giờ xử phạt. Lôi Công không đánh người đang ăn cơm, vì vậy cô gái trẻ được tha mạng.

 Thánh thần uy nghiêm nhưng cũng rất từ bi, thiện có thiện báo, ác có ác báo, không sai một li, quả báo trước sau sớm muộn đều đã được sắp đặt rất tường tận. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Dù đây chỉ là một cái cớ, để “chuộc” lại sự hiểu lầm của thiên đình dành cho cô gái, nhưng cũng phần nào nói lên sự công bằng của Lôi Công. Ông trời luôn có thể nhìn thấy mọi thiện niệm hay ác niệm xuất từ tâm con người. Mặt khác, cha mẹ trong câu chuyện, khi nhận được văn tự từ trời, không lập tức quát mắng con cái, mà phải hỏi lại con cặn kẽ đầu đuôi, hiểu rằng con gái bị oan, cũng càng thương con hơn.

Thực tế cho thấy, con người nên thoải mái nhất khi thưởng thức bữa ăn của mình, những công việc bồn bề nên gác lại để việc ăn uống được tốt hơn kéo theo sức lực cũng dồi dào hơn. Có sức khỏe mới có thể giải quyết được những rắc rối của cuộc sống, nên câu “Trời đánh tránh bữa ăn” cũng là một lời khuyên về sức khỏe. Bên cạnh đó, người Việt vốn rất coi trọng bữa cơm gia đình, những việc không hay đem ra nói trong bữa cơm sẽ phá hỏng không khí ấm cúng, sum họp của mọi người và thậm chí ảnh hưởng đến , tâm lý của các thành viên. Những lúc như vậy, câu cửa miệng “Trời đánh tránh bữa ăn” ngụ ý nhắc nhở ai cũng nên kiềm chế lại, tránh nói ra những điều không hay trong bữa ăn, vốn là thời gian cả gia đình nên vui vẻ, tận hưởng cùng nhau.

Ảnh: Internet
Theo Yan

BÌNH LUẬN