Cảnh tượng xưa nay hiếm, loài cá kỳ lạ: Trong suốt phần đầu, có thể thấy cả não

0
5819

Loài cá được đặt tên theo hình dạng đôi mắt của nó, có hình thù như hai chiếc trống được phủ bề ngoài với miếng kính màu xanh lá tuyệt đẹp.

Tên chính thức của loài cá này là Macropinna microstoma, với chiếc đầu trong suốt có thể quan sát mọi thứ bên trong, sinh vật chỉ có thể được nhìn thấy ở độ sâu từ 2000 – 2600 feet (khoảng 650 – 760 mét) ngoài khơi Thái Bình Dương.

Không phải ngẫu nhiên, mà Mẹ thiên nhiên ban cho nó đôi mắt kỳ lạ này, sự tiến hóa đã giúp cho đôi mắt của nó có cấu trúc thuận lợi để có thể nhìn rõ hơn ơ những vùng nước tối dưới biển sâu. Đôi mắt nó có phản ứng cự kỳ nhạy cảm với các nguồn sáng yếu. Không giống như hầu hết các loài cá trên trái đất có đôi mắt nằm hai bên đầu, loài cá Pacific Barreleye có đôi mắt cùng nhìn về phía trước giúp nó có thể quan sát rõ hơn các loài cá khác trong cùng môi trường, chính điều này khiến cho cho nó trở thành sát thủ đáng sợ đối với các con mồi bị chúng săn đuổi.

Không những thế, cơ thể nó có thể xoay chuyển theo hướng khác, trong khi đôi mắt và miệng vẫn hướng về phía trước. Khi phát hiện bóng dáng con mồi, nó có thể di chuyển chính xác nhờ đôi vây ngang. Nhờ lợi thế này mà nó cũng có thể cướp mồi từ các sinh vật như các loài có xúc tu dưới biển sâu. Sự linh hoạt của đôi mắt bù lại khuyết điểm là chiếc miệng quá nhỏ và phần dịch trong suốt trong đầu là tấm khiên bảo vệ nó khỏi sự tấn công của một số kẻ thù có nọc độc.

Pacific Barreleye được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1939, nhưng đó là con cá đã chết khi được đưa lên trên bờ. Mãi cho đến năm 2004, Viện hải dương Vịnh Monterey (MABRI) mới tìm ra cách đưa được một con lên bờ mà vẫn còn sống tại miền Trung California. Hê thống cấu trúc sinh học của Pacific Barreleye rất nhạy cảm với áp suất, vì vậy đầu của chúng thường nổ tung khi bị bắt và đưa lên trên mặt biển. MABRI đã thành công khi dùng thiết bị chuyên dùng để đưa một chú cá độc đáo có chiều dài khoảng 6 inches ra khỏi môi trường sinh sống của chúng để .

Theo Cong1.com

BÌNH LUẬN