Các “nhà cận tâm lý học” (Parapsychology) cho rằng con người và mọi sinh vật trên Trái Đất này đều có khả năng phát ra ánh “hào quang”. Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Khi nhắc đến cơ thể tỏa sáng (phát quang sinh học), chúng ta thường liên tưởng đến hiện tượng đặc biệt của các sinh vật trong tự nhiên. Các sinh vật này tự phát ra ánh sáng từ chính cơ thể sống của mình nhờ một loại thống enzyme đặc biệt giúp chúng tạo ra các phản ứng oxy hóa phức tạp để tỏa hào quang.
Hiện tượng này gặp nhiều ở sinh vật sống nơi biển sâu, một số côn trùng, vi khuẩn, nấm… mà đại diện rõ nhất là loài đom đóm và sứa dạ quang.
Đom Đóm. Nguồn: LiveJournal
Sứa dạ quang. Nguồn: dezzyheaded.tumblr.com
Các tác phẩm mỹ thuật cổ xưa đều vẽ những người hoặc vật thể có ánh hào quang. Đặc biệt là trong Phật giáo ở phương Đông và Thiên Chúa giáo ở phương Tây. Các vị Thần, Phật, Bồ Tát hay các cao tăng tu luyện lâu năm được mô tả đều có hào quang tỏa sáng trên đầu hay phát quang minh quanh thân thể; Thân thể chúa Jesus cũng thường được miêu tả là lấp lánh hào quang.
Hình ảnh Phật trong tín ngưỡng Đông phương. Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay
Vậy con người chúng ta thì như thế nào?
Hiện nay các nhà khoa học cũng như nhà cận tâm lý đều cho rằng tất cả các sinh vật, kể cả con người đều có khả năng phát hào quang. Đó là một vùng sáng bao quanh thân thể với nhiều màu sắc khác nhau, thể hiện những trạng thái khác nhau về năng lượng.
Con người có thể phát hào quang với nhiều màu sắc khác nhau. Nguồn: Könyvelés Center
Theo các nhà khoa học, hào quang có thể chia ra thành Linh quang và Chính quang cùng 7 cấp độ năng lượng khác nhau. Người tu hành thường phát ra hào quang màu da cam. Màu sắc và cường độ của hào quang có liên quan đến sức khỏe. Các biểu hiện về thái độ khác nhau sẽ dẫn đến nhiều sắc thái khác nhau. Ví dụ: khi tức giận, nó có màu đen hoặc đỏ thẫm.
Cũng theo các nhà cận tâm lý, thực vật phát ra các hào quang dưới dạng trường năng lượng, mạnh yếu tùy khả năng chịu đựng của chúng. Ví dụ như cỏ cây hoang dại có trường hào quang mạnh hơn những loài hoa trồng trong nhà, vì chúng có sức sống và khả năng sinh tồn cao hơn.
Cá cấp độ khác nhau về hào quang của con người. Nguồn: kenh14.vn
Những phát hiện đầu tiên về ánh hào quang
Theo các nhà cận tâm lý học, trong không gian chúng ta đang sinh sống và không gian vũ trụ có tồn tại nhiều trường năng lượng khác nhau. Bởi vì con người bị hạn chế bởi 5 giác quan thông thường là thính, thị, vị, khứu và xúc nên không thể cảm nhận được các trường năng lượng đó. Phải nhờ đến những công cụ khoa học- kỹ thuật hiện đại mới có thể nhìn và tiếp xúc với những thứ như hồng ngoại, tử ngoại, bức xạ vũ trụ, từ trường Trái Đất….
Máy ảnh chụp được những quả cầu sáng mà mắt thường không nhìn thấy. Nguồn: Quantrimang.com
Ánh hào quang được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1939 bởi một kỹ sư người Nga có tên Kirlian. Ông là một thợ điện làm việc trong một bệnh viện của địa phương. Trong một lần sửa chữa máy biến áp cao tần, Kirlian bị giật điện nhưng không bị nguy hiểm gì. Thấy quá lạ, ông đã tìm cách chụp lại hiện tượng kỳ lạ này thông qua việc đặt một vật thể trong điện trường cao áp và phát hiện ra nhiều vầng hào quang quanh vật thể đó trên phim ảnh. Phát hiện này khiến ông vô cùng kinh ngạc.
Hình ảnh vật thể phát ra ánh hào quang. Nguồn: Youtube
Khi bệnh viện được trang bị một máy điện mới, Kirlian dùng chiếc máy cũ để làm thí nghiệm. Ông tìm cách chụp nhiều loại vật chất khác nhau và làm cho hình ảnh hào quang của chúng ngày càng rõ nét, có hệ thống. Ngoài ra, ông còn phát hiện ra rằng quầng sáng đó có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào từng loại vật chất.
Những tìm tòi và nghiên cứu của ông cùng cộng sự đã gây được sự chú ý của chính phủ và các nhà khoa học. Vào năm 1950, ông được cấp kinh phí để xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại hơn. Những kết quả nghiên cứu của Kirlian đã gây được sự chú ý của giới khoa học trong và ngoài nước.
Hầu như mọi vật thể đều có thể phát sáng. Ảnh minh họa. Nguồn: The Tao of Dana
Không dừng lại ở đó; năm 1970, George Hadjo – một thợ chụp ảnh tại Anh đã chế tạo ra một chiếc máy chụp hào quang sinh học dựa trên nền tảng nghiên cứu của Kirlian. Thay vì gắn một điện cực lên tấm phim theo phương pháp của Krilian, ông đã gắn nhiều điện cực khác nhau lên vùng nào đó của cơ thể và chụp hào quang của hầu hết các bộ phận.
Thí nghiệm đặc biệt kiểm định ánh hào quang
Trước đây do trình độ khoa học – kỹ thuật còn hạn chế nên người ta không thể kiểm định giả thuyết con người có khả năng phát xạ.
Nhưng mới đây, năm 2009 một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành cho thấy con người cũng phát ra một ánh sáng nhìn thấy được (phát quang sinh học), nhưng rất yếu để nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Một số trường hợp đặc biệt thì ánh sáng mạnh hơn, có phát ra các màu sắc đẹp hơn.
Nhận định của nhóm nghiên cứu Đại học Northeastern khi công bố phát hiện của nhóm trên một tạp chí được nhà sách Science xuất bản. “Cơ thể phát ra ánh sáng với cường độ nhỏ hơn 1.000 lần so với cường độ ánh sáng mà mắt ta cảm nhận được”. Nguồn ảnh: Velveteen Rabbi – Typepad
Các nhà khoa học đã chọn 5 nam giới làm thí nghiệm, đó là những thanh niên khoảng 20 tuổi, không có bệnh ngoài da. Tất cả những người được lựa chọn đều phải đi ngủ vào khoảng 23h30′ và thức dậy lúc 6h15′.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 5 nam giới bằng cách sử dụng một máy ảnh siêu nhạy cảm trong một căn phòng sáng lờ mờ, ghi hình 20 phút trong mỗi ba tiếng đồng hồ và liên tục trong ba ngày (theo dõi cả khi họ ngủ).
Nguồn: Pinterest
Phát quang sinh học vào những thời điểm khác nhau trong ngày. C: 10h10. D: 13h10 E: 16h10. F: 19h10. G: 22h10. H: Những thay đổi về cường độ của các photon đối với 5 người tham gia thời gian. I: hình ảnh nhiệt của người tham gia. (PLoS ONE).
Kết quả thật bất ngờ. Họ phát hiện những người tham gia phát ra một “ánh sáng” vào ban ngày, đạt đỉnh điểm vào buổi chiều và phát sáng tập trung chủ yếu ở trán, cổ và má. Theo ông Hitoshi Okamura – người tham gia nghiên cứu chia sẻ, những dữ liệu này cho thấy sự tồn tại của cái gọi là nhịp điệu phát xạ trong ngày.
Đây không phải là bức xạ hồng ngoại do nhiệt, trái với những gì mà hình ảnh có thể gợi lên. Phát sáng này đến từ các photon (hạt ánh sáng) chứ không phải là nhiệt.
Tại sao những người tu luyện thiền định lâu năm có thể phát ánh hào quang?
Trong môn Vật lý cao năng lượng, các nhà khoa học nhìn nhận rằng vật chất càng vi quan( neutron, nguyên tử, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, tia phóng xạ gamma…) thì năng lượng phát ra càng lớn.
Khi kiểm định khoa học, người ta phát hiện một số người có sở hữu nguồn năng lượng đặc biệt này, nên không những họ có thể phát sáng mà thậm chí còn tự phát điện hay phát lửa…
Một số trắc nghiệm cũng được tiến hành với những người luyện khí công thì thấy mật độ những vật chất này khi đo cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Và ánh sáng họ phát ra cũng mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc thay đổi và rất đẹp.
Hào quang xung quanh một người tu luyện khí công. Nguồn: Tinh hoa
Và khi trắc nghiệm đo bằng các thiết bị dùng để đo hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron….thì những máy đo này đã phát hiện được rằng nhiều khí công sư, người tu đạo, người thực hành thiền định lâu năm… có phát ra các vật chất này, các vật chất cùng ánh sáng họ phát ra rất phong phú.
Ở người bình thường không luyện khí công hay không thực hành tu tập thiền định cũng có thể có, nhưng ánh sáng nhỏ và yếu hơn nhiều.
Hào quang do những người luyện tập môn Pháp Luân Công phát ra (Nguồn: Remote Control)
Cơ thể con người chúng ta cũng có thể phát sáng nhưng có lẽ bạn không biết vì không thể nhìn được thứ ánh sáng đó. Nếu muốn nhìn được ánh hào quang thì con người phải có “siêu năng lực”, trong tu luyện khí công gọi là “công năng đặc dị” thì mới có thể nhìn thấy. Khoa học hiện đại hôm nay vẫn còn rất gian nan và mơ hồ trong việc giải đáp hào quang của loài người.