Những bí mật động trời được ẩn giấu đằng sau 9 bức họa nổi tiếng trên thế giới

0
2177

Phóng to bức tranh kiệt tác này và nhìn thật kĩ càng, Borkowski tìm thấy những vết sẹo quanh miệng nàng – biểu cảm của nhân vật cũng là biểu hiện phổ biến của những người thiếu khuyết răng cửa.

Bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng đến thích thú khi phát hiện ra những sự thật “kinh thiên động địa” được ẩn giấu trong mỗi bức tranh kinh điển này.

1. “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci


Bức tranh Mona Lisa được biết đến như một sự hoàn hảo và bí ẩn. Joseph Borkowski – chuyên gia người Mĩ đồng thời là một nha sĩ làm việc bán thời gian cho rằng, người phụ nữ trong tranh ban đầu không có nhiều răng.

Phóng to bức tranh kiệt tác này và nhìn thật kĩ càng, Borkowski tìm thấy những vết sẹo quanh miệng nàng – biểu cảm của nhân vật cũng là biểu hiện phổ biến của những người thiếu khuyết răng cửa.

2. “The Lute Player” của danh họa Caravaggio


Suốt cả một thời gian dài, nhân vật trong bức họa The Lute Player của danh họa Caravaggio được xem là một người phụ nữ. Mãi cho đến đầu thế kỉ 20, các nhà phê bình nghệ thuật dựa vào nhạc cụ trong tranh là cây đàn violin và đàn lute, loại đàn dành cho nam giới ở thời kì họa sĩ Caravaggio sinh sống mới khẳng định được nhân vật trong bức tranh là một người đàn ông đang sáng tác nhạc.

3. “Adele Bloch-Bauer” của Gustav Klimt


Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Gustav Klimt là vẽ Adele Bloch-Bauer – vợ của ông vua ngành đường người Áo – Ferdinand Bloch-Bauer.

Ferdinand đã phát hiện ra Adele và Klimt nảy sinh tình cảm nên quyết tâm báo thù. Ông chọn cách đặt Klimt vẽ hàng trăm bức tranh chân dung về Adele hòng làm chàng họa sĩ thấy mệt mỏi với vợ ông.

Bốn năm sau, kế hoạch của Ferdinand thành công, tình cảm của Klimt dần trở nên nguội lạnh. Đáng sợ hơn, đến lúc chết, Adele vẫn hoàn toàn không hay biết chồng cô đã biết về giữa mình với Klimt.

4. “Beach scene” của Hendrick Van Anthonissen


Khi bức ảnh “Cảnh biển” của hoạ sĩ người Hà Lan, Hendrick Van Anthonissen, được tặng cho bảo tàng Fitzwilliam. Nhiều nhà cảm thấy kì lạ là tại sao bức tranh chỉ mô tả một nhóm người đang tụ tập trên biển.

Sau khi bức tranh được đem đi rửa và làm sạch, người ta đã phát hiện ra hình ảnh một chú cá voi khổng lồ nằm trên bờ biển. Phải mất 150 năm, người ta mới khám phá ra bí ẩn che giấu trong bức tranh này.

Họa sĩ Hendrick van Anthonissen nghĩ rằng một tác phẩm không có một con vật chết thì sẽ phổ biến và gần gũi hơn với khán giả nên ông đã che giấu con cá voi khổng lồ đó bằng một lớp màu vẽ vội vàng.

5. “The Old Guitarist” của Pablo Picasso


Nếu bạn có may mắn được tận mắt xem bức ảnh “Nhạc công guitar già” (The Old Guitarist) của Pablo Picasso, bạn sẽ phát hiện một gương mặt mờ mờ ở phần cổ của người nhạc công này.

Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ viện nghệ thuật Chicago phải chụp X-quang thì mới có thể thấy rõ toàn bộ bức tranh “ẩn mình” này. Đó là hình ảnh một người phụ nữ đang bế con, kề bên có một con bò và con cừu.

Giả thuyết được đưa ra là, hoạ sĩ Pablo Picasso phải đối mặt với một cuộc sống chật vật và chi phí eo hẹp cho các của mình, nên những tấm vải vẽ chuyên dụng thường được tái sử dụng nhiều lần.

6. “Bacchus” của Caravaggio


Một nhóm chuyên gia đã phát hiện ra bí ẩn thú vị trong bức họa Bacchus nổi tiếng của danh họa Caravaggio. Ẩn trong bình rượu là chân dung tự họa của Caravaggio được ông vẽ rất nhỏ.

7. “The creation of Adam” của Michenlangelo Buonarroti


Một số chuyên gia trong lĩnh vực giải phẫu thần kinh ở Mĩ tin rằng bức tranh “Chúa truyền sự sống cho Adam” mà họa sĩ – kiến trúc sư thiên tài Michenlangelo kì công vẽ có ám chỉ đến việc giải phẫu.

Họ tranh luận rằng phần bên phải của bức tranh như vẽ nên kết cấu thông minh và tinh vi của bộ não người. Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy ngay cả những thành phần tinh vi nhất của não, chẳng hạn như tiểu não, thần kinh thị giác và tuyến yên. Đồng thời, dãy màu xanh lá cây dễ nhìn thấy trùng khớp với động mạch sống.

8. “Old fisherman” của Tivadar Kosztka

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, chúng ta thấy rằng bức tranh này không có gì đặc biệt ngoài sự khắc khổ đến dữ tợn của người đánh cá. Tuy nhiên, nếu dùng một tấm gương phản chiếu đặt giữa bức tranh, các bạn sẽ thấy điều bất ngờ.


Nếu mặt gương quay sang trái, chúng ta sẽ thấy lão đánh cá đang chắp tay cầu nguyện, nhưng nếu quay ngược sang phải, ông lão khắc khổ liền biến thành “ác quỷ” đáng sợ. Nhìn xa hơn nữa, phông nền ở góc cạnh bức tranh cầu nguyện là vùng biển yên bình, còn ở bức “ác quỷ” lại là “sóng to gió lớn”.


Phải chăng điều tác giả muốn nhắn nhủ với người xem rằng, luôn tồn tại thiên thần và ác quỷ trong mỗi con người chúng ta.

9. “Isabella de’ Cosimo I de Medici” của Allesandro Allori


Sau khi nhiều chuyên gia tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của bức chân dung con gái của công tước xứ Tuscany, một cán bộ bảo quản ở Bảo tàng Carnegie, Pittsburg, đã tiến hành kiểm tra kĩ càng bức tranh từ thế kỉ 16 này.

Kết quả là bức họa ẩn giấu một bí mật có thể coi là một trong những nỗ lực đầu tiên của con người nhằm chỉnh sửa ảnh. Đằng sau gương mặt trẻ trung, xinh đẹp là dung nhan thật của con gái ngài công tước: già hơn, nhiều nếp nhăn hơn và tất nhiên là xấu hơn gương mặt đã được chỉnh sửa.

Trong suốt nhiều năm, người ta đã ngộ nhận về sắc đẹp trong tranh. Các chuyên gia cho rằng bức tranh đã được chỉnh sửa để trở nên dễ nhìn và dễ bán hơn.

Nghệ thuật không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn chứa đựng những bí ẩn có thể bạn chưa biết. Đằng sau những lớp sơn, lớp màu tạo nên các toàn thế giới là những hình họa mà họa sĩ đang muốn tìm cách giấu đi.

BÌNH LUẬN