Trong thời gian chờ ngày xét xử, phạm nhân ngoại quốc sẽ bị tạm giam ở Nhà tù Cảnh sát (keisatsusho) từ vài tháng cho đến vài năm, tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vụ án.
Nhà tù Fuchu ở phía Tây thủ đô Tokyo của Nhật Bản được xem là một trong những nhà tù kiên cố nhất thế giới. Nơi đây hiện đang là “nhà” của những phạm nhân người nước ngoài sừng sỏ đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau.
Nhà tù Nhật Bản chẳng khác nào “địa ngục trần gian” đối với tù nhân nước ngoài.
Fuchu sở hữu hệ thống an ninh ở vô cùng phức tạp và những quy định khắt khe đến mức nhiều tổ chức nhân quyền đã phải lên án. Vậy nên, một khi đã bị kết án và chuyển đến lao ngục thì cũng đồng nghĩa với việc những chuỗi ngày ác mộng của tù nhân đã bắt đầu.
Riêng quá trình tạm giam chờ ngày xét xử cũng đã rất gian khổ
Trong thời gian chờ ngày xét xử, phạm nhân ngoại quốc sẽ bị tạm giam ở Nhà tù Cảnh sát (keisatsusho) từ vài tháng cho đến vài năm, tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vụ án. Đây là thời gian mà cảnh sát và công tố viên sẽ thu thập bằng chứng và tiến hành thẩm vấn phạm nhân.
Việc thẩm vấn được tiến hành thâu đêm suốt sáng, tù nhân chỉ kịp chợp mắt một tiếng đã phải thức dậy để bắt đầu phiên thẩm vấn tiếp theo. Chất lượng bữa ăn cực kỳ tệ, chỉ gồm một phần cơm “cứng như đá” và một quả trứng luộc, ngoài ra hoàn toàn không có thêm đồ ăn hay nước uống nào tại Nhà tù Cảnh sát.
Nếu may mắn quá trình thẩm vấn tại đây kết thúc sớm, phạm nhân sẽ được chuyển đến một nơi có điều kiện tốt hơn một tí, là Nhà tù Quận Tokyo (Tōkyō Kōchisho). Sinh hoạt ở đây vẫn được quản lý nghiêm ngặt, chẳng hạn như yêu cầu bữa ăn diễn ra nhanh chóng hoặc yêu cầu dọn phòng, điểm danh mỗi ngày. Tuy nhiên nhìn chung, điều kiện ăn ở ở đây thoải mái hơn nhiều so với Nhà tù Cảnh sát, phòng ốc cũng sạch sẽ và nhân đạo hơn.
Tuy vẫn quản lý nghiêm ngặt nhưng điều kiện ăn ở ở Nhà tù Quận Tokyo thoải mái hơn nhiều so với Nhà tù Cảnh sát.
Sau phiên tòa xét xử, nếu được tuyên bố vô tội thì không có gì để nói – những nghi phạm sẽ nhanh chóng được trả tự do. Còn nếu tòa tuyên án kết tội và chịu án tù giam, chào mừng họ đến “địa ngục trần gian”.
Sự thật trần trụi về trại tù Nhật Bản: chịu khuất phục hoặc chịu đánh
Trên lý thuyết, nhà tù sẽ áp dụng hình thức huấn luyện và cải tạo phạm nhân người nước ngoài dựa theo từng tiêu chí riêng biệt. Những tiêu chí này bao gồm giới tính, quốc tịch, loại hình phạt và thời hạn bản án, cũng như tình trạng sức khỏe, tinh thần của phạm nhân.
Nhưng ở những nhà tù Nhật Bản thì thực tế quả thực khác xa vời. Nó chẳng khác nào những “trại giam tử thần” thời Đức Quốc xã. Những tù nhân phải tuân theo rất nhiều luật lệ hà khắc, từ quy tắc đi đứng, cách sắp xếp đồ đạc trong phòng giam cho đến quy tắc sử dụng nhà vệ sinh, vân vân… Họ phải răm rắp tuân theo tất cả mọi thứ, nếu không sẽ bị trừng phạt dã man.
Sự thật trần trụi về trại tù Nhật Bản: chịu khuất phục hoặc chịu đánh.
Một phạm nhân người Mỹ, anh Terrance David Sheard đã viết thư gửi đến trang ForeignPrisoners và tiết lộ sự thật tại nhà tù Fuchu sau 3 năm chịu án tại đây. Trong thời gian ngồi tù, anh ấy đã hai lần chứng kiến cảnh các phạm nhân bị đánh đập tàn nhẫn vì có thái độ không hợp tác với quản ngục. Terrance cũng từng bị 8 lính gác đánh đập và bóp cổ đến mức bất tỉnh, vì anh ấy đã đi hành quân sai cách.
Thực tế mà nói, cuộc sống của những phạm nhân tại nhà tù Fuchu, hay bất kỳ nhà tù Nhật Bản nào khác, đều đang rất khốn khổ không phải từng ngày mà là từng giây từng phút. Những hình phạt bạo lực vô cùng tàn nhẫn và diễn ra như cơm bữa, và những khóa cải tạo trở thành cơn ác mộng không có hồi kết đối với tù nhân.
Không gian sống tệ hại, khác xa với những gì mọi người được thấy
Từ trước đến nay, văn hóa Nhật Bản luôn xem trọng lễ nghi, phép tắc và áp lực nặng nề. Nếu ngay cả người Nhật cũng gặp khó khăn, chật vật để thích nghi với lối sống này, thì những phạm nhân nước ngoài sẽ cảm thấy cực kỳ ngộp thở khi sống trong tập thể.
Một phòng giam sẽ chứa từ 6 đến 12 phạm nhân. Nội thất trong phòng đều theo phong cách truyền thống của Nhật: sàn nhà lót chiếu cói tatami, nệm ngủ futon xếp cạnh nhau và bàn thấp.
Ở một số nơi khác, phạm nhân nước ngoài được sắp xếp ở phòng riêng một mình suốt thời gian ngồi tù. Nhiều người không biết thì sẽ nghĩ có phòng riêng là một điều tốt. Nhưng thực ra những nhà tù Nhật Bản đã cô lập các tù nhân nước ngoài, cấm họ giao tiếp xung quanh.
Họ luôn bị giam ở trong phòng, chỉ ăn, ngủ và làm những nhiệm vụ việc được giao. Họ chỉ được phép ra khỏi phòng khi đến giờ tập thể dục hoặc tắm rửa, và tất nhiên trong những lúc này, họ đều bị cấm giao tiếp với mọi người. Sự cô độc một mình, không ai trò chuyện từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác có thể khiến những tù nhân này phát điên.
Nên nhớ rằng, những tấm ảnh mà bạn thấy về phòng giam ở Nhật là những gì mà chính quyền muốn cho bạn thấy. Nó khác xa so với những gì mà tù nhân thực sự trải qua, đó là bẩn thỉu, lạnh lẽo và cũ kỹ.
Sự cô độc một mình, không ai trò chuyện từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác có thể khiến tù nhân phát điên.
Những hình phạt tuy không đau đớn thể xác nhưng đày đọa tù nhân rất nhiều
Hình phạt thường được áp dụng nhiều nhất ở nhà tù Nhật Bản là phạt biệt giam. Phạm nhân được đưa vào một căn phòng nhỏ và phải ngồi tại đó từ sáng đến chiều. Nghe thì có vẻ không nặng nhọc gì, nhưng vấn đề ở đây là, họ phải ngồi suốt một tư thế, có thể là bắt chéo chân hoặc để hai tay lên đùi.
Phạt biệt giam: phạm nhân được đưa vào một căn phòng nhỏ và phải ngồi yên tại đó từ sáng đến chiều. Thậm chí, họ còn có thể bị phạt còng tay, bịt miệng.
Họ không được phép làm gì khác mà cứ ngồi yên như thế không nhúc nhích, cũng không được phép duỗi người, đứng lên hoặc đi lại trong phòng. Chưa hết, cho dù tù nhân có đang mắc vệ sinh cỡ nào thì cũng phải chờ đến giờ được phép đi vệ sinh, và chỉ được phép đi hai lần trong ngày.
Cách phạt biệt giam này còn có thêm hình thức còng tay, bịt miệng, và thường được gọi là “thời gian tự kiểm điểm” của phạm nhân.
Nhà tù Nhật Bản chẳng khác nào “địa ngục trần gian” đối với tù nhân nước ngoài
Rào cản ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất đối với những tù nhân người nước ngoài, khi ngôn ngữ duy nhất được phép sử dụng trong tù là tiếng Nhật. Mọi thư từ gửi ra ngoài đều phải viết bằng tiếng Nhật, hoặc tù nhân phải trả tiền để dịch sang tiếng Nhật. Tương tự với việc thăm viếng, nếu không thể nói hoặc phiên dịch sang tiếng Nhật, những người đi thăm buộc phải giữ im lặng.
Bên cạnh đó, những tù nhân nước ngoài còn bị lính gác kỳ thị chủng tộc, và nếu đáp trả thì họ sẽ lãnh đủ hậu quả. Từng có trường hợp một phạm nhân người Nigeria vì bị cai ngục lăng mạ gọi là “khỉ đột” đã vùng lên chống lại. Kết quả là anh ấy đã bị đánh hội đồng tàn bạo đến mức bị điếc một bên tai.