Hội chứng “những đứa trẻ to xác”: Bi kịch về cuộc đời tạm bợ của những người trẻ mãi vẫn không muốn trưởng thành

0
607

Chúng ta hãy dừng việc ùn đẩy sự sợ hãi của cuộc sống sang phía cha mẹ chúng ta. Hãy suy nghĩ về bản thân, tự quyết định và chịu trách nhiệm về chính mình, đó là khởi đầu của việc trở thành một người lớn thực thụ!

Tôi đề cập ở đây không phải là sự chê trách gì cha mẹ (họ là những nhất của cuộc đời ta) mà là để chúng ta nhận ra rằng cha mẹ và con cái luôn đứng ở những vị thế khác nhau.

Khi đối mặt với lựa chọn quan trọng trong cuộc sống, cha mẹ thường đứng ở góc độ “sợ rủi ro”, ưu tiên lo lắng sự an toàn của người trẻ, trong khi người trẻ lại có xu hướng “dẫn dắt giá trị”, anh ta muốn có được những gì anh ta muốn.

Và hôm nay tôi có những cuộc trò chuyện rất ngắn thôi muốn gửi đến các bạn trước khi rút ra điều gì đó.

Ví dụ 1: Cảm xúc

A: Bạn trai tôi đã cầu hôn tôi. Tôi cũng yêu anh ta nhưng cha mẹ tôi không cho phép, bây giờ tôi nên làm gì?

Tôi: Tại sao cha mẹ của bạn không cho phép?

A: Họ nói rằng bạn trai của tôi không có nhà riêng và anh ấy cũng không phải là người có học thức cao, làm quan chức, hay công nhà nước gì cả.

Ví dụ 2: Tìm kiếm việc làm

B: Tôi ghét công việc hiện tại của tôi, tôi đã có cơ hội để chuyển sang ngành yêu thích của tôi. Tuy nhiên, cha mẹ tôi đã quyết liệt phản đối nó. Tôi nên làm gì?

Tôi: Tại sao bố mẹ bạn lại phản đối như thế?

B: Họ nói rằng công việc của tôi bây giờ rất tốt rồi. Tôi mà đổi công việc thì mức lương chắc gì đã được như thế và còn làm giảm thâm niên của tôi về con số không.

Ví dụ 3:

C: Tôi muốn rời khỏi công việc để học thêm ở nước ngoài một thời gian, nhưng tất cả số tiền của tôi lại bị kẹt trong khoản vay để mua căn nhà kia. Bây giờ tôi cực kỳ bực bội!

Tôi: Tại sao bạn lại mua một ngôi nhà đắt tiền như vậy khi bạn còn quá trẻ và vẫn chưa lập gia đình?

C: Đó là do mong muốn của bố mẹ tôi. Họ khăng khăng đòi mua cho tôi, thậm chí tôi còn không giữ nó.

Hội chứng những đứa trẻ to xác: Bi kịch về cuộc đời tạm bợ của những người trẻ mãi… không muốn trưởng thành – Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Giselle Potter

Có rất nhiều những câu chuyện khác về , hẹn hò, và cả câu chuyện về sinh đẻ cũng tương tự như thế. Hầu hết các bạn phàn nàn với tôi về những câu hỏi tương tự như thế này tập trung vào độ tuổi từ 20-30, và đôi khi là đến cả 40.

Sau đó, tôi đã nói chuyện với bạn bè nước ngoài của tôi trên Internet về loại chuyện này. Tất cả họ đều cảm thấy không thể tin được. Họ rất ngạc nhiên khi thấy rằng: “Tình yêu của cha mẹ chúng ta vẫn theo chúng ta đến độ tuổi trung niên này!”.

Như đã nói, tôi đề cập ở đây không phải là sự phản đối cha mẹ. Chúng ta nên nhận ra rằng cha mẹ và con cái luôn đứng ở những vị thế khác nhau: Khi đối mặt với lựa chọn quan trọng trong cuộc sống, cha mẹ thường đứng ở góc độ “sợ rủi ro” ưu tiên lo lắng sự an toàn của người trẻ, trong khi người trẻ lại có xu hướng “dẫn dắt giá trị”, anh ta muốn có được những gì anh ta muốn.

Trong mắt của cha mẹ, chúng ta luôn là trẻ em, cảm xúc này không thể thay đổi!

Tôi nghĩ rằng câu hỏi thực sự là liệu bạn, khi còn nhỏ, đã sẵn sàng để trở thành người lớn chưa? Bạn có dự định phấn đấu để giành được sự tự lập và có sẵn sàng chịu trách nhiệm cho sự thất bại của bản thân hay không?

Nói tóm lại, tôi nghĩ rằng những người bạn của tôi rơi vào tỷ lệ này rất cao. Họ không phải là “bị bắt cóc bởi lòng hiếu thảo” mà thực ra là “sự sợ hãi” trong họ đang trỗi dậy mỗi khi họ chuẩn bị ra quyết định.

Khi những người mới trưởng thành đối mặt với sự không chắc chắn của tương lai và không thể đối phó với những của mình, họ chắc chắn sẽ trở lại với tình trạng của trẻ em: “Mang mẹ ra làm lá chắn”!

Những loại sợ hãi có thể làm cho người trưởng thành “trẻ hóa” giống như trẻ con? Có thể là những loại tình huống sau.

1. Sợ cha mẹ sẽ phản đối vì chính bạn cũng chưa nghĩ chín chắn.

“Mẹ và cha muốn tôi phải làm nhân viên nhà nước, tôi đã phải …”. “Cha mẹ tôi khẳng định muốn tôi mua nhà, tôi đã phải …”, “Cha mẹ tôi buộc tôi phải chia tay với bạn trai, tôi đã phải …”.

Khi đối mặt với những lời như vậy, tôi thường hỏi người khác: Bạn có phải vâng lời đến mức giống như đứa trẻ như thế không? Lời giải thích rất có thể là vì các bên không biết chính xác mình muốn gì!

“Cha mẹ buộc bạn phải làm bài kiểm tra” hay là “Bạn không nghĩ về sự nghiệp”. Cha mẹ ép bạn mua nhà” hay là “bạn không có kế hoạch quản lý tài chính?”, “Có phải cha mẹ buộc phải chia tay với anh ta không?” hay là “bản chất, bạn không yêu anh ta?”

2. Bạn sợ rằng bạn sẽ chọn phải sai lầm, và bạn sợ sẽ phải chịu trách nhiệm với thất bại của riêng mình.

Một số cha mẹ bảo vệ con mình, và họ đã giúp con họ đưa ra những quyết định chính xác nhất và tránh mọi sai lầm có thể có. Khi lớn lên, họ sẽ sợ đưa ra quyết định của mình.

Nếu bất kỳ sự lựa chọn nào đó trong cuộc sống của họ mà thiếu sự ủng hộ từ phía cha mẹ, họ gần như sẽ bị lạc đường, do đó để bỏ mọi khả năng phải suy nghĩ và đánh giá chính mình thì họ lựa chọn từ bỏ!

Ý tưởng khởi sự kinh doanh đã được nuôi dưỡng, nhưng khi tôi gặp sự phản đối của cha mẹ, trái tim tôi bắt đầu hoảng loạn: lúc này dù có bắt đầu thì tôi càng sợ thất bại hơn. Vì vậy, tôi càng sợ hãi, và trái tim tôi đã quyết định từ bỏ, nhưng tôi không thể luôn nói với những người khác rằng “Tôi sợ không nghe lời của bố mẹ tôi”. Vì vậy, mà tôi đã phải sử dụng sự phản đối của bố mẹ tôi như một cái cớ để bỏ cuộc!

3. Sợ rơi ra khỏi bố mẹ vì bạn vẫn trông đợi sự hỗ trợ tài chính từ họ.

Ngoài hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ tài chính của phụ huynh thường là lý do tại sao các bạn vẫn chưa “cắt được dây rốn” cho tới tận bây giờ. Ý kiến ​​của tôi là nếu cha mẹ có khả năng tài chính để hỗ trợ chúng ta, thì không có lý do gì để không chấp nhận điều đó.

Tuy nhiên, khi lớn lên, bạn nên coi sự trợ giúp của cha mẹ là một khoản “ thiên thần” thay vì coi nó như việc đương nhiên nên làm để . Bạn có thể chấp nhận tài trợ hào phóng của các bậc phụ huynh nhưng hãy nghiên cứu như một người kinh doanh thực thụ để mang lại giá trị cho khoản đầu tư của họ, giống như việc bạn cung cấp cho cha mẹ một “cổ phần” trong công ty của bạn.

Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều lập trường hơn và sẽ không cho phép họ thống trị quyết định của bạn, giống như giữa các và các thiên thần.

Những người lớn trong tâm trí của tôi là những người biết những gì họ muốn và biết những gì mà họ đang phấn đấu theo đuổi. Tôi đã từng nghe nói về những người tuyên bố rằng họ không thể khởi sự , và họ phải đổ lỗi cho cha mẹ vì đã không cung cấp hỗ trợ tài chính cho họ. Tôi thấy rằng điều này với kiểu những đứa trẻ giận dỗi, ‘giận cá chém thớt’ thật quá giống nhau.

Nhà tâm lý học Alfred Adler nói: “Tất cả những rắc rối đều là những rắc rối từ các mối quan hệ giữa con người.” Khi tôi lớn lên, tôi dần dần cảm thấy rằng: “Tất cả các vấn đề về các mối quan hệ giữa các cá nhân đều được giải quyết bằng bản thân mình.” Có một nhà văn từng nói: “Tất cả đau khổ của con người cơ bản xuất phát từ việc không có khả năng chống lại chính họ.”

Chúng ta hãy dừng việc ùn đẩy sự sợ hãi của cuộc sống sang phía cha mẹ chúng ta. Hãy suy nghĩ về bản thân, tự quyết định và chịu trách nhiệm về chính mình, đó là khởi đầu của việc trở thành một người lớn thực thụ!

Tiểu Lý

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN