Đừng nghĩ mình khổ nếu chưa nhìn thấy những đứa trẻ sinh ra trong bãi rác này!

0
853

Hiện giờ Jakarta vẫn đang “dựa dẫm” vào Bantar Gebang và những người dân lao động tại đây đang trở thành nạn nhân chứ không phải người hưởng lợi nhờ này.

Trong khi cả thế giới đang nỗ lực để chống lại nạn ô nhiễm môi trường thì tại Indonesia vẫn còn tồn tại một bãi rác lớn nhất nhì thế giới với diện tích rộng gần 120 sân bóng đá. Điều đáng sợ hơn là có hơn 3000 gia đình và các sinh sống và kiếm ăn tại bãi rác khổng lồ này.
Đó là bãi Bantar Gebang, được biết đến là bãi rác lớn nhất Đông Nam Á, nằm cách thủ đô Jakarta trên đảo Java khoảng 12 dặm. Đây cũng là nơi có hơn 3000 đang gửi gắm cuộc sống của mình vào những thứ rác bốc mùi hôi thối này. Tệ hơn, nhiều đứa trẻ còn gọi nơi này là nhà vì chúng được sinh ra ở đó.

Hơn 3000 hộ gia đình mưu sinh nhờ bãi rác khổng lồ này.

Những hình ảnh về cuộc sống của những người dân trên bãi rác này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia 36 tuổi người Pháp Alexander Sattler.

Cuộc sống ở bãi rác được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Alexander Sattler.

Sattler là người đặc biệt quan tâm đến các vấn đề rác thải, và những gì ông chứng kiến được ở bãi rác Bantar Gebang thật sự gây sốc.

Những hình ảnh kiếm sống tại bãi rác này thật sự gây sốc cho người xem.

Sattler miêu tả nơi này là “Thế giới của sự bẩn thỉu”. Trong khi, nhiều người dân ở đây kiếm sống bằng cách bán lại những gì mà họ nhặt được trong bãi rác.

Thức ăn nhặt được từ bãi rác sẽ được đem bán lấy tiền.

“Khi tôi đến Bantar Gebang, tôi thấy rất nhiều gia đình ở đó. Điều gây sốc nhất là những gì gọi là rác thải, đồ bỏ đi lại trở thành một nguồn kiếm sống cho người khác, trong đó có cả trái cây hay rau quả. Sự bất công về điều kiện sống thể hiện rõ mồn một: mùi hôi thối, , các chất độc hại… Người dân sống ở đây không có điều kiện chăm sóc y tế tử tế.” – ông cho biết.

Người lớn cũng như trẻ em không được sống trong điều kiện tử tế.

Để có tiền sinh sống, những người dân đang phải đánh đổi của mình, dấn thân vào những bãi rác ngập quá đầu với đôi bàn tay đen kịt vì rác. Hầu hết những cư dân này đang phải hứng chịu các chứng bệnh nhiễm trùng da, các vấn đề phế quản và đường tiêu hoá.

Bàn tay đen kịt của một người đàn ông lần mò trong đống rác.

Sattler còn cho biết thêm: “Trẻ em ở đây sống và chơi hàng ngày trên bãi rác, chúng thậm chí còn đi trên rác bằng chân trần. Những vết thương dưới chân không phải là điều hiếm thấy. Một số phụ huynh chỉ cho tôi thấy vết thương dưới chân con họ, và tôi thấy thật bất lực.”
 Thế nhưng, ông đã học được một điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại rất có ý nghĩa ở đây: “Các em đã dạy tôi rằng ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất, niềm vui vẫn còn tồn tại. Tôi thấy các em chơi, vui vẻ và hạnh phúc khi chia sẻ thời gian với tôi, giới thiệu cho tôi nhà, đồ chơi và bố mẹ chúng. Chúng thật sự ổn hơn chúng ta nghĩ.”

Những đứa trẻ ở đây vẫn vui vẻ và vô tư chơi những thứ đồ chơi tìm được.

Những người lớn thì lại khác, họ thường ít biểu lộ cảm xúc và có vẻ ít nói. Họ quen với cuộc sống nơi đây nhưng không thật sự chấp nhận nó.
 Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ khi một người phụ nữ tên Resa Boenard đã may mắn thoát khỏi điều kiện sống tệ hại này. Bằng những nỗ lực của mình, cô đã được tiếp cận một nền tốt hơn và sau đó đã trở lại đây để dạy cho người dân ở Bantar Gebang cách thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Cùng với người bạn John Devlin của mình, cô đã thành lập một tổ chức có tên BGBJ, viết tắt của “Hạt Giống Của Bantar Gebang”. Tổ chức này đã mở ra một ký túc xá và trung tâm cộng đồng gần bãi rác, giáo dục cũng được chú trọng hơn. Họ tin rằng, trẻ em chính là những “hạt giống” của xã hội, cần được nuôi dưỡng và tạo điều kiện phát triển tốt nhất.

Resa Boenard tin rằng trẻ em là những hạt giống cần được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất.

Hiện giờ thành phố Jakarta vẫn đang “dựa dẫm” vào bãi rác Bantar Gebang và những người dân lao động tại đây đang trở thành nạn nhân chứ không phải người hưởng lợi nhờ bãi rác này.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN