Đừng nghĩ bỏ Tết là giảm hoang phí và tăng năng suất lao động? Theo các nhà kinh tế học khẳng định phải có “mùa ăn chơi” thì đất nước mới phát triển

0
1765

Nhiều kỳ nghỉ quốc gia đem đến cơ hội lớn nhất trong năm. Đây chính là thời điểm phù hợp để kích thích tiêu dùng một cách tự nhiên.

Một của Ramasamy, Yeung, Au năm 2008 ước tính tác động của các kỳ nghỉ lễ lên tiêu dùng nội địa tại Hong Kong cho thấy việc tăng nghỉ lễ lên một ngày khiến tiêu dùng tư nhân tăng lên 1/4 và GDP cũng tăng lên 0,34%.

Con người không phải cỗ máy

Hồi đầu thế kỷ 20 người ta tin rằng những yếu tố cảm tính như cảm xúc, sự hài lòng,… hầu như không liên quan . Các nhà quản lý thời điểm này tin rằng con người cũng như máy móc và phải được quản lý một cách như loại bỏ thời gian và cảm xúc lãng phí để tối đa hóa năng suất.

Thế nhưng từ giữa thế kỷ 20, phong trào chú trọng vào vốn nhân lực được quan tâm. Những khía cạnh như cảm xúc, thỏa mãn trong công việc, hài lòng, các cá nhân, cạnh tranh, hợp tác được chú ý nhiều hơn. Từ quan điểm ảnh hưởng của các kỳ nghỉ lễ hội, lễ kỷ niệm được chú trọng so với trước đó.

Tất nhiên là vào những ngày nghỉ sản lượng ròng ít hơn ngày thường nhưng do năng suất có nâng lên sau các kỳ nghỉ nên sản xuất từ đó cũng sẽ cao hơn. Một lý do khác là trước những kỳ nghỉ nhu cầu tiêu dùng tăng lên nên sản lượng cũng được đẩy lên.

Cơ hội lớn để kích cầu tiêu dùng

Nhiều kỳ nghỉ quốc gia đem đến cơ hội kinh doanh lớn nhất trong năm. Đây chính là thời điểm phù hợp để kích thích tiêu dùng một cách tự nhiên.

Tại các nước phương Tây, kỳ nghỉ Giáng sinh cũng có tác động lớn tới kinh tế. Đây thường là của các nhà bán lẻ trên khắp các nước. đáng kể từ việc mua quà tặng, đồ trang trí, tổ chức tiệc mừng. Tại Mỹ, mùa mua sắm giáng sinh Tại Hoa Kỳ bắt đầu vào đầu tháng Mười. Theo tính toán rằng một phần tư của tất cả các chi tiêu cá nhân diễn ra trong mùa mua sắm Giáng sinh tại đát nước này.

Tại Canada, các thương gia bắt đầu ngay trước Halloween (31 tháng 10), và đẩy mạnh tiếp thị của họ sau Remembrance Day vào ngày 11.

Dưới góc độ sử dụng lao động, số lượng việc làm tại Mỹ tăng từ 1,6-1,8 triệu trong hai tháng sắp đến Giáng sinh. Các ngành công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Giáng sinh bao gồm kinh doanh thiệp Giáng sinh, ước tính có 1,9 tỷ USD được gửi tại Hoa Kỳ mỗi năm và cây Giáng sinh. Trung bình người Mỹ chi ra khoảng 800 USD dịp lễ hội, trong đó gần 73% sẽ là quà tặng. Tương tự với nghỉ lễ, Giáng sinh cũng là mùa hãng phim phát hành nhiều bộ phim có kinh phí cao hơn so với các ngày thường trong năm.

Các nước châu Á cũng tương tự. Theo nghiên cứu của giáo sư Voxi Heinrich Amavilah, việc tăng một ngày nghỉ lễ mỗi tăng đem lại thêm 0,3% tóc độ tăng trưởng nền kinh tế. Một loạt các dẫn chứng được ông đưa ra như: Một nghiên cứu của Ramasamy, Yeung, Au năm 2008 ước tính tác động của các kỳ nghỉ lễ lên tiêu dùng nội địa tại Hong Kong cho thấy việc tăng nghỉ lễ lên một ngày khiến tiêu dùng tư nhân tăng lên ¼ và GDP cũng tăng lên 0,34%. Hoặc tại , 40% doanh thu bán lẻ đến từ dịp Nguyên đán và đây được coi là kỳ nghỉ vàng tại đất nước này.

Voxi Heinrich Amavilah còn thực nghiện nghiên cứu thống kê dựa trên các số liệu về số ngày nghỉ, hiệu quả lao động, HDI cho thấy những dịp nghỉ lễ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tuy nhiên tác động lớn lớn hơn tới tâm lý người lao động.

Như vậy việc giữ lại Tết không những giữ lại truyền thống của đất nước mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN