Để làm ra mỹ phẩm, họ đã thực hiện những màn tra tấn kinh hoàng này trên con người

0
5019

phản đối hành vi bạo hành động vật của Lush thu hút một lượng lớn người đi đường và các cánh phóng viên nhà báo đến xem.

Công ty Lush đã triển khai một chiến dịch vô cùng táo bạo trước sự chứng kiến của công chúng ngay tại trung tâm thủ đô London, Anh.

Nhóm người mẫu tình nguyện viên của Lush sẽ tái hiện lại các màn tra tấn kinh hoàng đang được nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm áp dụng lên động vật hiện nay.

Nữ diễn viên chính của chiến dịch là Jacqueline Traide 24 tuổi, hiện đang là sinh viên của trường ĐH Oxford Brookes.

Trong hình ảnh bên dưới, miệng của Jacqueline bị cố định mở to bằng cách sử dụng móc thép được nối với một sợi dây đàn hồi buộc chặt phía sau cổ cô gái.


Sau đó, nhóm diễn viên sẽ mô phỏng lại diễn biến quá trình tra tấn ép ăn, banh miệng… vốn đang là thực tế diễn ra trong các phòng thí nghiệm động vật.


Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu, các dung dịch hóa học kích thích sau đó tiếp tục được bơm vào mắt cô gái, khiến người đứng xem xung quanh không khỏi kinh hãi. Toàn bộ quá trình tra tấn đã diễn ra suốt 10 tiếng đồng hồ và được nhóm tình nguyện viên của Lush tái hiện hết sức chân thực.


Tiếp đến, Jacqueline bị ép phải cạo đầu để các cực điện đo đạc chỉ số có thể được cài lên đầu – đây hoàn toàn là những phương pháp tra tấn vô nhân đạo mà nạn nhân chính là các con động vật tội nghiệp đang phải chịu đựng hiện nay.


Jacqueline đã tình nguyện tham gia chiến dịch này không một lời chất vấn, và đối với người xem thì hiển nhiên những gì cô đã trải qua đều rất thật.


Jacqueline hoàn toàn nhận thức rõ được điều mình đang làm – điều mà không loài động vật nào muốn lựa chọn. Tuy nhiên khác với những con thú đang ngồi chờ chết trong lồng thí nghiệm kia, cô gái sẽ được về nhà vào cuối ngày sau khi hoàn thành vai diễn.


Chiến dịch phản đối hành vi bạo hành động vật của Lush thu hút một lượng lớn người đi đường và các cánh phóng viên nhà báo đến xem.


Thí nghiệm động vật đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm đã bị chính phủ Anh chính thức cấm vào năm 1998, và đến năm 2013, châu Âu đã mở rộng lệnh cấm này bằng cách ngừng nhập khẩu các loại mỹ phẩm được kiểm nghiệm trên động vật. Tuy nhiên tại Mỹ, hành vi này vẫn đang được coi là hợp pháp.

BÌNH LUẬN