Đây chính là lí do khiến cho bạn luôn cảm thấy “không còn sức lực để làm gì”

0
1028

Quá nhiều người trong chúng ta dành cả ngày ngồi tại bàn làm việc và sau đó về nhà lại ngồi trước máy tính hoặc xem ti vi mà hầu như không di chuyển.

Bạn đã bao giờ thức dậy trong trạng thái mệt mỏi hơn cả trước khi đi ngủ? Bạn không thể lí giải nguyên nhân của sự mệt mỏi kéo dài đang bao trùm cuộc sống của mình?
Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi kéo dài đó có thể bắt nguồn từ lối sống, trạng thái sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số lí do khiến bạn mắc “bệnh mệt mỏi mãn tính”:

Chế độ ăn không cân bằng

Khi thực đơn hàng ngày của bạn toàn là các món ăn chế biến sẵn hay những thực phẩm không thích hợp, bạn đang khiến các cơ quan tiêu hóa phải hoạt động quá tải nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng.


Thực phẩm chế biến sẵn có thể đưa vào cơ thể một lượng lớn các gốc tự do gây trở ngại cho quá trình sản xuất năng lượng của tế bào dẫn đến cảm giác uể oải, thiếu sức sống. Hãy loại bỏ đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, dầu mỡ vì bản chất chúng không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cần đa dạng các loại thức ăn để bổ sung cho cơ thể các vi chất cần thiết từ trái cây, rau xanh, thủy – hải sản như tôm, cá tươi…

Thiếu chất dinh dưỡng

Khi cơ thể không được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, sắt, chất xơ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy chậm chạp, mệt mỏi hơn. Thiếu máu là một ví dụ điển hình của việc mệt mỏi do cơ thể thiếu chất sắt. Khi cơ thể không đủ máu, các tế bào không được cung cấp oxy để hoạt động, cơ thể bạn sẽ luôn trong trạng thái cạn kiệt mọi sức lực.

Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin, magie, thiếu nước… cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác luôn mệt mỏi, uể oải.

Bạn đang lo lắng, căng thẳng

Lo lắng, buồn bã có thể gây ra rối loạn hormone, khiến các loại hormone điều chỉnh sự hưng phấn, tích cực như dopamine và endorphins giảm sút. Khi bạn ở trạng thái hoạt động liên tục và không bao giờ có thời gian để tĩnh tâm, cơ thể cũng luôn ở trong tình trạng cạn năng lượng, uể oải, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm với một vài dấu hiệu như thiếu và năng lượng để làm việc.

Hãy lên kế hoạch cụ thể cho công việc để bạn có thể hoàn thành chúng tốt và nhanh hơn. Bạn cần ghi nhớ rằng, não bộ cần phải được nghỉ ngơi và chúng ta nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.

Tuyến thượng thận quá tải

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi là tuyến thượng thận hoạt động quá tải. Dấu hiệu nổi bật là cơ thể cảm thấy bất lực, uể oải. Căng thẳng ngày càng gia tăng và kéo dài khiến cho tuyến thượng thận không thể tiết ra các hormone tiêu diệt thêm các căng thẳng được nữa.

Ở giai đoạn này, hầu hết mọi người tìm đến cà phê, coca cola và các chất kích thích khác để chiến đấu chống lại mệt mỏi và duy trì sự tỉnh táo trong suốt cả ngày. Một số người lại thức khuya quá nhiều khiến cơ thể càng kiệt quệ hơn vào hôm sau và rơi vào “vòng luẩn quẩn” không thể tìm ra cách giải quyết.

Để giải quyết vấn đề này, bạn phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, lối sống và cân bằng trạng thái tâm lý để cơ thể có thể hồi phục. Bên cạnh đó là tập thể dục thường xuyên kết hợp nghỉ ngơi và suy nghĩ tích cực để tuyến thượng thận hoạt động tốt hơn.

Bạn vận động quá ít

Quá nhiều người trong chúng ta dành cả ngày ngồi tại bàn làm việc và sau đó về nhà lại ngồi trước máy tính hoặc xem ti vi mà hầu như không di chuyển.

năng lượng, vì thế, nếu bạn không giúp cơ thể tiêu hao năng lượng thì kết quả sẽ là cảm giác mệt mỏi, chậm chạp kéo dài. Khi chúng ta không vận động, máu không được lưu thông, cơ thể luôn ở trạng thái uể oải, thiếu sức sống. Điều bạn cần làm là hãy đứng dậy và di chuyển cơ thể ít nhất một lần mỗi giờ, ngay cả khi bạn đang ở nơi làm việc.

Theo Thu Hoài

Trí thức trẻ

BÌNH LUẬN