Đau lòng khi thấy những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu

0
1844

Những hình ảnh về sự tác động của dưới đây chính là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ nhân loại, về một tương lai không xa khi Trái đất biến thành sao Hỏa thứ hai.
Trong một tương lai không xa, loài người chúng ta sẽ phải đứng trước bờ vực của sự diệt vong. Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu đang nhanh chóng lan rộng và hoạt động với tần suất mạnh hơn, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần,… tất cả những thảm họa ấy đều có chiều hướng gia tăng nhanh trong vài thập kỷ gần đây. Những hình ảnh về sự tác động của biến đổi khí hậu dưới đây chính là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ nhân loại, về một tương lai không xa khi Trái đất biến thành sao Hỏa thứ hai.

Loài người chúng ta đang gặm nhấm thế giới này từng chút từng chút một. Sớm thôi, trái đất này sẽ không còn gì cả ngoài một hành tinh trơ trọi.

Một hồ nước gần như cạn khô do hạn hán ở gần dãy núi Sierra Nevada, California.

Hồ nước bẩn tại Gers, Pháp này lại là nguồn cung cấp nước chính cho một cánh đồng gần đó. Ở đây, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch ẩm thực.

Thảm họa tràn dầu ở Thái Bình Dương. Liệu vùng biển này có thể phục hồi về nguyên trạng của nó?

Hình ảnh một nhóm chim cánh cụt đang ngơ ngác đối diện với một vết nứt lớn do sự tan băng ở Nam Cực.

Ngôi làng nổi Chong Kneas trên hồ Tonle Sap ở Campuchia được chụp từ trên không. Diện tích của hồ nước lớn nhất Campuchia này đang ngày càng bị thu hẹp do lưu lượng nước thất thường của sông Mekong, không sớm thì muộn, sẽ chẳng còn ngôi làng nổi nào ở đây nữa.

Sự gia tăng của mực nước biển tại Mousuni, Ấn Độ đã buộc người dân nơi đây phải từ bỏ quê hương của mình vĩnh viễn.

Tần suất và cường độ của các trận lũ lụt trên thế giới ngày càng gia tăng nhanh chóng trong 3 thập niên vừa qua.

Hành động khai thác gỗ trái phép tại dãy núi Zagros gần Hamedan, Iran đang diễn ra ngày càng nhiều. Và chính nạn chặt phá trái phép là nguyên nhân làm mất đi hơn 30% diện tích rừng trên Trái đất.

Một phụ nữ cố gắng chống chọi với lũ lụt ở Bangladesh. Đây là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.

Xác của một chú gấu trắng trên một hòn đảo ở phía bắc Svalbard. Hình ảnh này đã gợi lên nhiều suy nghĩ về tương lai của loài gấu Bắc cực khi nhiệt độ Trái đất đang ngày một gia tăng.

Hang động băng giá Svínafellsjökull Glacier tại Iceland đã mất đi 12% diện tích của mình do sự nóng lên toàn cầu. Đến một ngày nào đó, những sản phẩm tuyệt diệu của thiên nhiên này sẽ hoàn toàn biến mất.

Ảnh một con gấu Bắc Cực ở đảo Barter, Alaska cô đơn khi không còn băng tuyết xung quanh.

Do biến đổi khí hậu trong vòng hai năm trở lại đây, vùng núi Chitral (Pakistan) đã phải thường xuyên hứng chịu những trận ngập lụt với sức công phá vô cùng lớn, hủy hoại mọi thứ trên đường nó đi qua.

Cảnh chụp tại một cách đồng chỉ toàn đất đá tại quận Puruliya, phía Tây Bengal. Và không chỉ có cánh đồng này mà toàn bộ vùng Puruliya đều trở nên khô hạn khủng khiếp vào mỗi mùa hè.

Ngay cạnh bên đống hoang tàn từ những vết nức ở Nam cực này là một chú sư tử biển. Không biết số phận của những chú sư tử biển này hay thậm chí là cả chúng ta sẽ đi về đâu nếu biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng.

Những đợt nóng dữ dội và hạn khô do lượng mưa giảm đã gây ra hậu quả nặng nề cho một phần bang Rajasthan, Ấn Độ. Sự thay đổi của môi trường sống đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật nơi đây.

Góc khuất đầy rác bẩn bên cạnh một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Những con khỉ đầu chó và lợn rừng , những loài vật thường rất hiếm khi ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, nhưng vẫn đang cố gắng tranh giành những quả cam thối, thứ lương thực vô cùng hiếm hoi mà chúng chỉ có thể tìm được vào lúc đêm khuya thanh vắng.

Khí thải từ các nhà máy là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường ở Hồng Kông.

Sự biến mất ngày một nhiều của băng tuyết đã đẩy gấu Bắc cực vào đường cùng. Chính vì thế mà chúng phải tiến dần vào vùng sinh sống của con người để cố gắng sinh tồn.

Sự ô nhiệm không khí vô cùng nặng nề tại thủ đô Bắc Kinh, . Đây chính là lời cảnh tỉnh đối với các quốc gia trên thế giới về việc lựa chọn giữa kinh tế hay môi trường.

Các nhà máy tại Singapore ngày đêm phun ra chất thải công nghiệp, và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiệu ứng nhà kính, điều đã làm cho trái đất ngày một nóng hơn.

Tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày đã khiến nhiều nơi có nguy cơ trở thành “chảo lửa” và có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. ​Đỉnh điểm chính là đám cháy tại phía Đông vịnh San Francisco vào năm 2013.

Những dòng sông băng hàng tỉ năm trên khắp thế giới đang ngày càng thu hẹp lại do sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

(Nguồn ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN