Ý nghĩa thực sự của những cơn đau bụng: Đôi khi không chỉ là vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe bạn có thể đang bị đe dọa thực sự
Dưới đây là 7 cơn đau mà bạn nên chú ý đi khám bác sĩ ngay khi gặp phải:
1. Chuột rút bụng dưới – dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Nếu cơn đau dạ dày liên tục đi kèm với đầy hơi, khí hư, táo bón hoặc tiêu chảy thì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS). Theo bác sĩ Lawrence IB Brandt – Trưởng khoa tiêu hóa tại Hệ thống Y tế Montefiore, IBS có lẽ là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 10 – 20% dân số Hoa Kỳ (chủ yếu là phụ nữ). Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng một số nghiên cứu có chỉ ra những người mắc IBS có ruột kết hoặc ruột già quá nhạy cảm.
2. Đau bụng và chuột rút, chảy máu trực tràng – dấu hiệu của chứng viêm ruột
Những triệu chứng này thường chỉ ra rằng bạn có thể đang mắc chứng viêm ruột (IBD) – một thuật ngữ liên quan đến các triệu chứng sưng mãn tính ở đường tiêu hóa. Những triệu chứng này cũng khá giống so với bệnh viêm loét đại tràng nên việc chuẩn đoán chính xác cũng khá khó khăn.
So với hội chứng ruột kích thích (IBS) thì chứng viêm ruột nghiêm trọng hơn và cũng hiếm gặp hơn. Nếu cứ 5 người thì có 1 người mắc IBS thì tỉ lệ người mắc IBD chỉ là 1/200, theo Faten N. Aberra, MD, trợ lý giáo sư y khoa thuộc khoa tiêu hóa tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia.
3. Chứng ợ nóng: Đau rát ở trung tâm bụng
Cảm giác này quá quen thuộc, nhất là sau khi chúng ta vừa trải qua một bữa tiệc nhiều dầu mỡ. Và đây cũng chính là một phần nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày (mỗi tháng một lần) ở 60 triệu người Mỹ.
Từ khóa ở đây là “ợ nóng”, theo Tiến sĩ Brandt, và nó thường kết hợp với vị đắng trong miệng của bạn. Axit bị trào ngược chính là chất lỏng tiêu hóa của một phần hay thậm chí toàn bộ thức ăn bạn vừa nạp vào đã trộn với axit dạ dày. Hỗn hợp axit này đi vào thực quản và cổ họng của bạn, gây ra cảm giác nóng rát.
Chứng ợ nóng thường xuyên không có gì đáng lo ngại, nhưng chứng ợ nóng mạn tính, được gọi là trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa mãn tính nếu không được điều trị.
4. Sỏi mật: Khó chịu quanh vùng rốn
Nếu cơn đau dạ dày kết hợp với cơn đau âm ỉ vùng vai gáy sau mỗi bữa ăn nhiều dầu mỡ thì có thể bạn đang bị sỏi mật. Và nếu bạn là nữ, trên 40 tuổi, đã có con thì nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nữa. Điều này là do gai estrogen, phổ biến trong thai kỳ, có thể gây ra sỏi mật.
Những viên sỏi nhỏ hình thành trong túi mật có thể không bị phát hiện trong nhiều năm và thường không gây đau trừ khi chúng bị mắc kẹt trong ống nang, bác sĩ Brant giải thích. Kết quả là đến một thời điểm chúng tích tụ đủ sẽ gây đau đại tràng, hoặc đau xảy ra theo chu kỳ.
5. Viêm loét dạ dày: Đau âm ỉ hoặc đau có thể thuyên giảm bằng cách ăn hoặc uống thuốc kháng acid
Cùng với đầy hơi, ợ nóng, kém ăn và giảm cân thì cơn đau âm ỉ cũng có thể báo hiệu bạn đang bị viêm loét dạ dày. Đây là căn bệnh gặp phải ở nửa triệu người Mỹ mỗi năm. Quen thuộc là vậy nhưng chúng ta vẫn đang hiểu nhầm viêm loét dạ dày là do căng thẳng gây ra. Hoàn toàn không phải!
Có 2 nguyên nhân chính là do Helicobacter pylori (hoặc H. pylori), một loại vi khuẩn gây tổn thương lớp màng nhầy của dạ dày hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen. Việc xét nghiệm máu định kỳ có thể cho bạn biết mình có nhiễm loại vi khuẩn kia không. Còn nếu không thì phải xem xét lại việc sử dụng thuốc không kiểm soát của mình.
6. Viêm túi thừa: Đau đột ngột ở vùng dưới bụng trái
Nếu cơn đau này xuất hiện cùng với khí gas, điều có báo hiệu bạn có thể đang bị viêm túi thừa. Túi thừa là một bao nhỏ trong ruột già, và viêm túi thừa khá phổ biến ở những người cao tuổi. Có đến 1/3 dân số Hoa Kỳ sẽ mắc phải bệnh này ở tuổi 60 nhưng chỉ 10 – 20% trong số đó phát hiện sớm bởi bệnh không có triệu chứng rõ ràng (đầy hơi, đau bụng, chuột rút và táo bón).
Nguyên nhân chính gây ra bệnh này được chỉ ra là do thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, khiến thức ăn di chuyển trong lòng đại tràng với tốc độ chậm, từ đó tích tụ lại và gây áp lực lớn trong thành đại tràng, lâu dần sẽ xuất hiện các điểm yếu, phồng ra và tạo các túi thừa trên thành đại tràng. Khi bị nhiễm trùng những túi này sẽ chuyển sang viêm tạo thành bệnh viêm túi thừa.
Đây không phải là bệnh lây và cũng không phải là bệnh ung thư.
7. Viêm ruột thừa: Đau nhói ở vùng dưới bụng phải
Ngược vị trí với viêm túi thừa, viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị viêm và chứa đầy mủ, thường là do nhiễm trùng. Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân hàng đầu cho các ca phẫu thuật khẩn cấp tại Hoa Kỳ. Khi bị viêm ruột thừa, bạn có thể bị sốt nhẹ kèm cơn đau có thể xảy ra bất cứ khi nào như lúc đi bộ, hít thở, ho hoặc hắt hơi…