Cười gần chết với những cái menu song ngữ Việt – Anh do Google Dịch “chuẩn tấu”

0
1464

Sự khôi hài của chủ quán và bảng menu toàn những món ăn “lạ hoắc” khi dịch sang tiếng Anh khiến nhiều bạn trẻ nhớ đến những lần “đụng độ” những quán ăn “bá đạo” tương tự trong lúc đi du lịch, hoặc các khu ăn uống dành cho sinh viên, giới trẻ.
Nếu không xem bản Vietsub thì bạn có chắc mình sẽ đọc được hết bảng thực đơn này?
Cộng đồng mạng chúng ta dường như đã quá quen với những câu chuyện bi hài xảy ra trước tình huống bảng hiệu, thực đơn, băng rôn, biểu ngữ… ghi sai chính tả. Nó thể hiện sự thiếu cẩn thận của người thực hiện và khiến chuyện nghiêm túc trở thành trò cười cho đám đông. Và mới đây, cư dân mạng tiếp tục được phen “choáng váng” với bảng menu món ăn theo phong cách song ngữ tại môt cửa hàng được cho là ở Yên Bái.

Bảng thực đơn ấn tượng được chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: Huy Nguyễn)

Khi vừa nhìn vào menu hay nghe tên các món ăn “lạ”, nhiều người cảm thấy đây có lẽ là một quán ăn có tầm và thường xuyên đón những đoàn khách cả trong nước lẫn ngoài nước. Nhưng khi nhìn kĩ tên món ăn tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh, người xem mới thực sự “ngã ngửa”. Tất cả đều được dịch sai và hoàn toàn khác xa nghĩa gốc của nó.
Cụ thể, món thịt lợn rang thì chữ “rang” lại bị hiểu thằng chữ “răng”, một bộ phận trên cơ thể người, trong tiếng Anh được viết là “teeth”. Món thịt lợn quay, chữ “quay” lại dùng sát với nghĩa đen của tiếng Anh là “turn”, trong khi, món ăn này dịch đúng phải là “bacon” hoặc “roast pork”.

Những món ăn có 1-0-2 trong lịch sử.

Tương tự như vậy, với món “vịt quay nguyên con” trong menu tiếng Anh là “turn around”, hoàn toàn ghép từ chứ không hề đúng nghĩa. “Rau muống” thì lại bị Google dịch hiểu thành “muỗng” và cho ra kết quả là “spoon”, “củ, quả” thì lại bị hiểu là “cũ, quá” thế thì kết quả là “old, too”, “gói” bị hiểu nhầm thành “gối” và từ tiếng Anh cho từ này là “pillow” (cái gối).
Đặc sắc nhất là “tái”, trong tiếng Anh không có khái niệm “tái” thế là Google dịch sẽ tự tìm ra từ có vẻ giống với “tái” nhất. Đó là lý do người biên soạn thực đơn này viết hẳn “tái” là “finances”, nghĩa là tài chính.

Ai có thể đọc được những món ăn này khi không xem bản Vietsub.

Quả thật Google dịch đã rất có tâm khi tạo ra những món ăn này.

Những chiếc gối cũng trở thành đặc sản hay sao?


Ngay sau khi nó được chia sẻ lên các diễn đàn, dân tình đã ưu ái gọi tác giả của menu trên là “thánh dịch thuật”, bởi đến những bạn trẻ tốt nghiệp khoa ngoại ngữ ra cũng không thể liên tưởng, và dịch thoát nghĩa một cách kinh khủng đến vậy. Một số ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của Google dịch, khi công cụ này không đọc được dấu thế là mọi thứ chuyển sang một nghĩa hoàn toàn mới.
Không nằm ngoài khả năng dự đoán của nhiều người, bài đăng gốc có hơn 11.000 lượt thích và hơn 1,6 ngàn lượt chia sẻ. Sự khôi hài của chủ quán và bảng menu toàn những món ăn “lạ hoắc” khi dịch sang tiếng Anh khiến nhiều bạn trẻ nhớ đến những lần “đụng độ” những quán ăn “bá đạo” tương tự trong lúc đi du lịch, hoặc các khu ăn uống dành cho sinh viên, giới trẻ.

Tổng hợp.

BÌNH LUẬN