Cử tri Mỹ ” bị ” Donald Trump “quyến rũ” như thế nào

0
735

Cá nhân ông Trump, dù có nhiều khuyết điểm, nhưng ông ta mang một tính khí cương quyết, đầy nam tính, với một phong thái ngang tàng, dám nói, dám làm. Trump đại diện cho cái đuôi còn lại, một dư lực của tinh thần viễn Tây mà dân Mỹ da Trắng vẫn còn vương vấn.

Phong thái ngang tàng của Trump và sự chán chường của cử tri Mỹ đối với chính quyền Washington DC là lý do quan trọng đưa New York vào ,
photo-1-1478829017330
Rất nhiều người, nếu không nói là hầu hết các chuyên gia theo dõi cuộc bầu cử đều choáng váng khi chiến thắng một cách thuyết phục. Ngay cả các viện thăm dò chính trị cũng thú nhận sai lầm khi tiên đoán một cách chắc nịch rằng bà Hillary Clinton sẽ giành chiến thắng.

Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi hai tuần trước ngày bầu cử, cá nhân tôi (luật sư – giáo sư triết học Nguyễn Hữu Liêm) đã nói rằng ông Trump vẫn rất có thể chiến thắng vì những yếu tố bất ngờ, ít ai tiên liệu. Giờ kết quả đã rất rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cú sốc đó.
photo-0-1478829017332
Luật sư – giáo sư triết học Nguyễn Hữu Liêm (ngoài cùng bên trái) trong một lần chụp ảnh chung với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chán ngấy chính quyền Washington
Thứ nhất, cử tri Mỹ chán ngấy đế chế chính trị truyền thống (establishment) của Washington. Tâm lý người Mỹ là rất ít kiên nhẫn. Dù kinh tế đã phục hồi, với một nền dân chủ ổn định, một vị tổng thống được yêu thích, xã hội tương đối tốt đẹp, nhưng dân Mỹ vẫn muốn thay đổi.

Họ cho rằng guồng máy công quyền và thể chế chính trị Mỹ đang bị kiểm soát bởi các khối quyền lực thối nát và vị kỷ, không quan tâm đến giới bình dân Mỹ.

Khuynh hướng bỏ phiếu của dân Mỹ đi theo nhịp tung của quả lắc. Sau tám năm với một vị tổng thống da đen của đảng Dân chủ cấp tiến thì nay họ đi ngược hẳn qua hướng bảo thủ dân tuý (conservative popularism).

Cá nhân ông Trump, dù có nhiều khuyết điểm, nhưng ông ta mang một tính khí cương quyết, đầy nam tính, với một phong thái ngang tàng, dám nói, dám làm. Trump đại diện cho cái đuôi còn lại, một dư lực của tinh thần viễn Tây mà dân Mỹ da Trắng vẫn còn vương vấn.

Hình ảnh của một cao bồi trên lưng ngựa, hai tay bắn súng, chinh phục dân da Đỏ, chiếm đất, khai mở lãnh thổ biên cương về miền Tây vẫn là một năng lực vô thức đầy huyền thoại mà giới bình dân Mỹ còn hoài vọng. Ông Trump chiếm được cái hình ảnh tưởng tượng đó và người ta cho rằng Trump là một tên cao bồi hiện đại sẽ dẹp tan khối quyền lực thối nát Washington hiện nay.

Cá nhân bà Clinton đại diện cho khối quyền lợi truyền thống, mang nhiều di ấn tiêu cực về quyền lực chính trị hiện tại. Bà có kinh nghiệm công quyền, nhưng chính vì kinh nghiệm đó mà bà sẽ bị trói tay trong những mạng lưới quyền lực và quyền lợi mà bà đang là một phần của nó.

Trong khi ông Trump đưa ra những đề án cụ thể như xây bức tường ở biên giới nhằm ngăn chặn dân di cư từ Mexico, hay là có biện pháp mạnh tay với về chính sách tiền tệ… thì bà Clinton chỉ hô hào những khẩu hiệu thời thượng, cấp tiến mơ hồ như “hãy cùng nhau tiến về tương lai không phân biệt đối xử,” hay “cho cơ hội đồng đều đến tất cả…”

Nói thẳng ra rằng ông Trump đã “gãi đúng chỗ ngứa” của giới bình dân, trong khi bà Clinton chỉ xoa dịu giới trí thức cấp tiến. Lịch sử thế giới luôn cho ta bài học rằng chính trị ôn hòa (Clinton) bao giờ cũng thua chính trị quá khích (Trump).

còn dai dẳng
Tâm lý kỳ thị chủng tộc của người da trắng đối với dân thiểu số da Đen và gốc Latin, Mexico vẫn còn tồn tại dai dẳng, dù rằng trên phương diện định chế, , truyền thông người ta không thấy điều nầy. Đây là một hiện tượng đá tảng băng chìm mà người đi trên mặt biển không nhìn thấy bên dưới mặt nước đang có gì.

photo-2-1478829017333
Nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở Mỹ.
Nhất là trong thập niên qua, khi nạn di dân lậu từ Mexico ồ ạt qua biên giới, tràn ngập phố phường, trường học, nhà tù, bệnh viện đã làm cho dân Mỹ trung lưu thấy bất an, cảm nhận bị đe dọa bởi làn sống nhập cư của dân da màu vốn không chia sẻ những mẫu số chung về nhân văn, ngôn ngữ và lập trường chính trị.

Ông Trump đã đánh vào tâm lý bất an này của quần chúng Mỹ, trong khi bà Clinton càng làm cho họ lo sợ hơn.

Quần chúng Mỹ cũng đã chán ngấy vai trò quốc tế của Mỹ và cảm thấy là mỗi khi Mỹ vươn tay ra thế giới thì chỉ bị thiệt thòi. Từ các hiệp định thương mại quốc tế (NAFTA…), đến các liên minh quân sự (NATO…), hay với các cuộc xâm lăng đều chỉ mang đến thất bại, tổn phí quá lớn mà kết quả thì quá tệ hại (Iraq).

Ông Trump đã nêu lên những vấn đề này và đáp ứng đúng tâm lý chán chường cái mà nhiều người Mỹ gọi là “cục nợ” nghĩa vụ quốc tế mà nước Mỹ phải thực hiện với nhiều thiệt thòi. Ông Trump nói đúng tâm lý “tách rời” của dân Mỹ hiện nay.

Cuối cùng là tâm lý khối cử tri nữ giới Mỹ. Phần lớn chúng ta nghĩ rằng với một quá khứ và với phong cách, ngôn ngữ, thái độ thiếu tôn trọng mà ông Trump đối với phụ nữ đã làm cho khối cử tri phụ nữ Mỹ không bỏ phiếu cho ông. Nhưng đó là sai lầm lớn. Dữ kiện bầu cử từ bang Florida, Georgia, Wisconsin, Michigan… đã cho thấy rằng số cử tri nữ giới bỏ phiếu cho ông Trump ngang ngửa với số phiếu dành cho bà Clinton.

Tức là phụ nữ Mỹ không ghét bỏ ông Trump như nhiều người vẫn thường nghĩ. Và phụ nữ Mỹ lại không thích bà Clinton theo như lý luận thông thường. Chuyện trớ trêu là tâm lý phụ nữ thường không thích phụ nữ khác làm lãnh đạo.

Sở dĩ các quốc gia khác có phụ nữ làm thủ tướng thường được bầu lên từ thể chế quốc hội lập pháp (parliamentary system), ngoại trừ vài trường hợp hiếm như Hàn Quốc gần đây chẳng hạn. Phụ nữ dù bất mãn với thái độ của ông Trump nhưng từ vô thức họ vẫn bị bởi con người đầy nam tính của ông ta. Và trong phòng phiếu kín, riêng tư, phụ nữ đã chọn ông Trump.

BÌNH LUẬN