Chúng ta có đang quá ‘tôn sùng’ người nước ngoài hay không?

0
622

Đã đến lúc chúng ta nên mạnh mẽ hơn, rằng đầu tiên nếu muốn cạnh tranh, muốn hội nhập, hãy bắt đầu từ nhận thức của bản thân. Bớt tôn sùng “người ta”, còn mình thì mặc cảm và tư ti thiếu cơ sở như đã từng nữa.

Bao nhiêu năm tháng bị đô hộ trong quá khứ, ít nhiều người dân Việt Nam cũng bị gieo rắc ý nghĩ, đất nước phương tây luôn có những con người tiến bộ hơn, văn minh hơn. Tâm lý dễ dàng tiếp nhận, dễ dàng tin tưởng hay “bên trọng bên khinh” chính là một minh chứng rõ ràng cho “chủ nghĩa tôn sùng” của người Việt.

Chúng ta rất dễ dàng “mở cửa, nghênh đón” những vị khách “mắt xanh, tóc vàng”, nhưng có khi lại khá khắt khe, hay thờ ơ với người mình.

Cách đây không lâu, cộng đồng mạng từng rối lên trước “người bạn” nước ngoài được cho là bị mất ví, tiền và giấy tờ tùy thân ở Việt Nam, và rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Một phong trào kêu gọi, quyên góp tiền, rồi vận động cho chỗ ở để giúp đỡ người bạn này. Để rồi cuối cùng, tất cả mọi người vỡ òa khi phát hiện tất cả chỉ là một vở kịch dàn dựng. Họ là hai đối tượng lừa đảo “xuyên quốc gia”, đã diễn vở kịch này khắp các nước Đông Nam Á, trong đó có nước ta.

 Vụ việc hai ở Việt Nam.

Giúp đỡ người khác, tương thân tương ái là tính cách đáng yêu của dân tộc ta, song vấn đề ở đây, nếu một người Việt Nam gặp vấn đề tương tự, liệu chúng ta có hành động nhiệt tình như thế?

Nếu một vị khách Việt Nam xa quê đi du lịch chẳng may gặp phải hoàn cảnh trên, chúng ta có đủ tin tưởng để mời họ về nhà cho nghỉ một đêm.

Người ta từng nêu ý kiến về “căn bệnh so sánh” của cộng đồng mạng Việt Nam. Nếu thấy một ca sĩ, một phát minh hay bất kể sự vật, sự việc gì mà người Việt làm ra chẳng may trùng ý tưởng với người nước ngoài. Không cần điều tra, không cần đánh giá phân tích,… ngay lập tức những “nhà chuyên môn” sẽ kết luận: “Việt Nam bắt chước”. Một cách nhìn nhận và đánh giá rất thiếu niềm tin.

 Sau khi U23 Việt Nam dành chiến thắng một loạt trận bóng lớn nhỏ ở AFC CUP, tờ Fox Sport Asia có một bài báo như sau: “Forget defeat, Vietnam’s real prize is erasing ASEAN’s inferiority complex”, tạm dịch là: “Quên thất bại, chiến thắng của Việt Nam đã xoá bỏ sự tự ti phức tạp của người Đông Nam Á”. Trong bài, tác giả kết luận, Việt Nam xoá đi sự tự ti, mặc cảm của nhóm Đông Nam Á khi đối đầu với những quốc gia được cho là lớn hơn, giỏi hơn trên sân bóng.

Thật ra, sự mặc cảm tự ti không chỉ có trong bóng đá, chúng còn có ở nhiều lĩnh vực trong đời thường. Những người Việt trẻ từng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới nhận định, chúng ta rất dễ tự cho mình không đủ giỏi, không đủ tự tin, hay so sánh quan điểm của mình với họ. Điều này dẫn tới việc rút lui, không dám nêu ra chính kiến.

Hay chuyện so sánh “mình” với “họ”, rằng họ tiên tiến hơn, gặp một vấn đề sẽ có kiểu so sánh: “nhìn xem các nước phương Tây/các nước văn minh họ làm thế nào” hay “nước ngoài người ta không làm như mình đâu”. Một cách so sánh rất ấu trĩ.

Vì người Việt dễ dàng đón nhận, nên có thể những người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống sẽ dễ dàng hơn so với việc các bạn trẻ Việt Nam tìm chỗ đứng ở xứ người. Chúng ta đừng quên bài học, “nhập gia tuỳ tục”, đó là bài học đầu tiên dành cho họ, để khẳng định mình cũng cứng rắn khi đánh giá, hay đối diện với những vấn đề mà người nước ngoài phát sinh tại Việt Nam. Bất kể họ là ai.

 Chàng trai Ngô Di Lân (bên phải) với khả năng hùng biện đáng nể, được biết đến với bảng thành tích khủng là minh chứng cho việc người Việt tìm kiếm cơ hội và thành công ở xứ người.

Đã đến lúc chúng ta nên mạnh mẽ hơn, rằng đầu tiên nếu muốn cạnh tranh, muốn hội nhập, hãy bắt đầu từ nhận thức của bản thân. Bớt tôn sùng “người ta”, còn mình thì mặc cảm và tư ti thiếu cơ sở như đã từng nữa.

BÌNH LUẬN