Chàng hacker với tấm lòng tốt bụng khi cướp tiền của 217 ngân hàng chia cho người nghèo

0
1337

Hamza Bendelladj sinh năm 1988, từng là sinh viên tốt nghiệp ngành máy tính. Trong ký ức của người dân tại vùng Tizi-Ouzou (Algeria), Hamza được gọi là ”Anh hùng”. Nhưng trong ”sổ đen” của FBI, đây chính là ”cái gai trong mắt”.
Vì sao lại có sự trớ trêu đến vậy? Được biết, với khả năng máy tính xuất sắc của mình, anh đã trở thành hoạt động dưới bí danh ”BX1”. Với khả năng nói được 5 ngoại ngữ và thành thạo trong việc mã hóa, đáng lẽ Hamza sẽ có một tương lai sáng lạn hơn, nhưng anh đã chọn đi con đường khác. Anh đột nhập vào hệ thống các ngân hàng, sử dụng các trojan để lách vào kẽ hở bảo mật, lấy tiền và phát cho người nghèo.
 Các cơ quan an ninh Mỹ đã cáo buộc Hamza sử dụng trojan có tên SpyEye – một phần mềm độc hại, chuyên được cài ẩn vào các tập tin được gửi đến hơn 200 ngân hàng ở Mỹ. – để lấy tiền từ các ngân hàng phương Tây và gửi tới các quỹ từ thiện tại Palestine, Algeria, gần khu vực anh sống, để… phát cho người nghèo.

Phần mềm SpyEye

Hành động này được người nghèo ở vùng Algeria và khu vực Trung Đông coi là anh hùng, nhưng tất nhiên, lại là phạm tội và biến anh thành mục tiêu săn đuổi của FBI. Hamza từng nằm trong top đầu những tội phạm công nghệ bị truy nã trên khắp thế giới, và bị truy nã gắt gao suốt 3 năm.

Vào năm 2013, anh bị bắt tại Thái Lan và bị trục xuất về Mỹ. Khi ra xét xử, anh bị cáo buộc 23 tội danh khác nhau từ 2009 đến 2011. Cụ thể, Hamza và bạn của mình – Panin – đã. Anh bị cáo buộc 23 tội danh khác nhau, liên quan tới mã độc và ngân hàng trong suốt 3 năm từ 2009 đến 2011. Lúc bị bắt, anh đang đi du lịch cùng vợ và con gái. Theo tài liệu, Hamza không hề chống cự mà còn nở nụ cười, tạm biệt gia đình trước khi bị đưa đi.

Nụ cười khi bị bắt giữ

Khi lấy lời khai của Hamza về số tiền lấy cắp, ai cũng ngạc nhiên khi biết toàn bộ số tiền cướp được – 280 triệu đô từ 217 ngân hàng – đều được Hamza gửi tới những quỹ từ thiện ở Palestine. Lập tức, dư luận chia làm 2 bên. Một bên thì ủng hộ và ca ngợi hành động của Hamza. Thậm chí, nhiều hacker còn những website lớn trên thế giới để truyền đi thông điệp #FreeHamzaBendallaj (trả tự do cho Hamza Bendallaj)


Nhưng dù thế nào, thì đây cũng là một việc làm phi pháp. Anh bị kết án 15 năm tù cho tội danh ăn cắp và gây ô nhiễm độc, làm lộ thông tin của gần 1,4 triệu máy tính ở Mỹ. Câu chuyện của anh vẫn được người dân tại các khu vực Trung Đông kể lại với sự tự hào, Và họ gọi anh là ”Chàng hacker mỉm cười”

BÌNH LUẬN