Bởi cuộc đời không có hai từ “giá như”: Đến khi sắp lâm chung người ta mới hối tiếc 5 điều này đây

0
543

Vậy nên, “giá như” cũng chỉ mãi là “giá như”. Còn những người đang có cơ hội được sống, tại sao không cố gắng giành giật những cơ hội ít ỏi để được hạnh phúc?

1. “Giá như tôi không để đến bây giờ…”

Vẫn biết sự nghiệp là một trong những thứ bắt buộc phải có trong cuộc đời mỗi người, vẫn biết phải làm việc thì mới kiếm được tiền để trang trải cho cuộc sống. Nhưng như vậy không có nghĩa là một ngày có 24h thì dành 16h để làm việc và chỉ 8h để nghỉ ngơi.

Cho rằng tuổi trẻ là sung mãn, người ta đổ hết nhiệt huyết, sức lực vào công việc, thậm chí có người chấp nhận đánh đổi sức khỏe (một món đồ một khi đã mất đi sẽ không bao giờ mua lại được dù có cố gắng đến mức nào) để lấy công danh, địa vị, tiền bạc (những món đồ đánh mất lần một thì những lần tới hoàn toàn vẫn có thể có được chỉ bằng cố gắng của bản thân).

Để công việc là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống thì đến lúc “”, người ta sẽ phải ôm hận trong lòng vì qua thời gian, họ đã vô tình đánh rơi những khoảnh khắc quý giá nhất. Vì bởi bận bù đầu rối tóc nên không có thời gian gọi điện trò chuyện với bố mẹ, nên không có thời gian cùng con làm những món chuẩn bị bài cho ngày mai, nên không có thời gian để thưởng cho mình một buổi tối bình thường đọc sách rồi đi ngủ…

2. “Giá như tôi vẫn còn giữ liên lạc với mấy đứa bạn để đến bây giờ…”

Khi còn đi học, chắc hẳn bất cứ ai cũng giữ cho mình mấy đứa bạn chung sở thích, chung chí hướng. Sau mỗi buổi đi học, lại rủ nhau vào hàng quán này kia; lúc sắp thi thì cuống quýt hỏi nhau phải ôn gì, phải học chỗ nào; đến khi sắp ra trường, hứa hẹn với nhau rằng dù có 30, 40 năm nữa, vẫn phải sắp xếp gặp mặt nhau, không được quên nhau…

Ấy vậy mà, chỉ 2, 3 năm sau khi ra trường, đứa nào đứa nấy chẳng còn ai dành nhiều thời gian để quan tâm đến nhau. Công việc, sự nghiệp, cuộc sống , con cái, chẳng còn thừa vị trí nào dành cho những người bạn cũ cả.

Trong cuộc sống, chắc chắn có những điều nói với chồng/vợ dễ hơn nói với bạn, nhưng chắc chắn lại có những điều nói với bạn dễ hơn với chồng/vợ. Bởi quá vun vén vào cuộc sống riêng nên nhiều người đã thực sự đánh mất tri kỉ của đời mình. Đến khi sắp “”, người ta lại chỉ mong được một lần gặp lại bạn cũ, ngồi tựa ghế mây, cùng nhau uống tách trà, kể cho nhau nghe về “đời bạn đời tôi”, nhất là những chuyện “Ngày xưa chúng mình từng…”

3. “Giá như tôi đủ can đảm để nói thật những cảm xúc của mình để đến bây giờ…”

“Một điều nhịn, chín điều lành” chưa chắc đã giúp cho cuộc sống tốt hơn. Có thể tốt về mặt không “gây chiến” với người khác, sống hòa bình với người, nhưng lại để lại những cho bản thân, giấu giếm suy nghĩ chỉ cố làm cho cơ thể bị ảnh hưởng theo tâm trạng bất an.

Ước gì bực thì sẽ nói được là bực, phiền hà thì sẽ nói được là phiền hà, buồn chán thì sẽ nói được là buồn chán… Cố gắng kìm nén cảm xúc, tỏ ra bản thân ổn, không tâm sự với người khác chỉ là cách của những người tự ti muốn “che mắt thiên hạ” mà thôi. Chẳng ai đủ mạnh mẽ để giấu bản chất thật của mình suốt cả đời cả…

4. “Giá như tôi để bản thân mình sống vui vẻ hơn để đến bây giờ…”

Đến cuối đời, người ta mới chợt muốn hỏi bản thân rằng mình đã sống một đời như thế nào. Không ít người đã không còn kịp thời gian để nhận ra rằng từng ấy quãng thời gian sống trên đời, họ chỉ dành để tị nạnh, bực tức với người khác; còn có những người khác cứ gặp người khác là than thở, buồn phiền về bất cứ chuyện gì họ gặp trên đời.

Để rồi khi nằm trên giường bệnh nghĩ đến ngày rời xa cuộc sống, người ta mới hối tiếc rằng mình chưa thực sự sống vui vẻ bất cứ ngày nào. Bất cứ điều gì, tiền bạc, công danh, địa vị, cũng không quan trọng bằng việc để tâm trí thoải mái, sống hài lòng với tất cả những gì mình có.

5. “Giá như tôi dám sống một cuộc sống đúng nghĩa là của mình để đến bây giờ…”

Được sống đúng là mình là điều không phải dễ dàng gì. Vẫn biết là thế nhưng người ta vẫn mong, nếu được sống một lần nữa cũng muốn sống một cuộc đời đúng nghĩa là của mình, làm những gì mình thích, ăn những món mình muốn, theo đuổi người mình yêu.

Đa số là sống hộ, bởi họ chọn sống theo ý kiến của mọi người để được sống một cách yên bình nhất, không gây phiền nhiễu cho ai cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Vì thế, đến giây phút lâm chung, người ta mới thấy rằng mình đã bỏ lỡ không biết bao nhiêu cơ hội để thực hiện ước mơ của mình, không biết bao nhiêu điều bình thường để được .

“Giá như” là kết từ dùng để nêu một giả thiết thường trái với thực tế, cho thấy với giả thiết đó thì sự việc xảy ra đã (hoặc sẽ) khác đi.

Vậy nên, “giá như” cũng chỉ mãi là “giá như”. Còn những người đang có cơ hội được sống, tại sao không cố gắng giành giật những cơ hội ít ỏi để được hạnh phúc?

Ảnh minh họa: Francesco Ciccolella

Sinh Hồng

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN