Bệnh trầm cảm chính là sự vi diệu của não bộ con người

0
952

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Nhiều nhà cho rằng là phản ứng tất yếu khi sức chịu đựng của tinh thần vượt quá mức giới hạn. Nguồn ảnh: huffington

Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Các báo cáo y tế cho thấy có đến khoảng 16 triệu người Mỹ trưởng thành (tương đương 6,7% dân số) đã phải trải qua các cơn trầm cảm chỉ trong năm 2015. Trầm cảm nặng là một trong những rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cuộc sống của người Mỹ nhiều nhất. Từ năm 1999 đến năm 2012, thị trường tiêu thụ thuốc chống trầm cảm đã tăng lên 12%.

Viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ định nghĩa trầm cảm là “một giai đoạn kéo dài 2 tuần hoặc hơn mà bệnh nhân xuất hiện tâm trạng chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải xuất hiện ít nhất một trong 4 triệu chứng sau để có thể kết luận là đã mắc : rối loạn giấc ngủ, ăn uống, không thể tập trung và ảo giác”.

Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện sinh lí khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.

Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, giao tiếp với xã hôi. Thậm chí những công việc vệ sinh cá nhân đánh răng, tắm giặt cũng trở nên quá sức.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Trong một mới đây do nhà khoa học Matthew Hutson đến từ Viện Nautilus (Hoa Kỳ) tiến hành, đã đưa ra một số mặt tích cực của chứng trầm cảm. Các nhà khoa học cho rằng chứng bệnh này có thể là một phần không thể thiếu trong sự tiến hóa của con người. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể giúp bệnh nhân nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống và tăng cường khả năng nhận thức cũng như suy nghĩ của cá nhân.

Kết quả nghiên cứu các bệnh nhân trầm cảm cho thấy sự sụt giảm niềm vui làm cho khả năng phân tích các vấn đề phức tạp của bệnh nhân được tăng cao. Những người này thường xuyên trầm tư mặc tưởng. Bên cạnh đó, họ có thời gian ngủ REM nhiều hơn. Đây là một loại giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ.

Hutson kết luận chứng trầm cảm là kết quả của một quá trình tiến hóa. “Chúng giúp kéo chúng ta ra khỏi nhịp điệu tẻ nhạt của cuộc sống”, Hutson kết luận. Giống như một cú sốc, trầm cảm làm cho người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và chú ý hơn đến việc giải quyết nguyên nhân gây ra những đau khổ mà mình đang chịu đựng. 80% bệnh nhân trầm cảm cho biết họ nhận được lợi ích khá lớn từ khoảng thời gian cô đơn, chủ yếu là việc tăng khả năng đánh giá vấn đề và ngăn chặn sai lầm trong tương lai.

Theo Phan Thanh

Khám Phá

BÌNH LUẬN