9 triệu phú nhỏ nhất thế giới đã kiếm tiền thế nào?

0
2822

“Tài không đợi tuổi” có lẽ là câu nói miêu tả đúng nhất dành cho những nhóc tỳ dưới đây. tài năng của các ông chủ, bà chủ nhí này khiến nhiều người nể phục.

1. Chủ triệu đô nhí Isabella Barrett

(Ảnh: Thông qua kiemtien.com)

Isabella Barret là cái tên đã quá quen thuộc với khán giả truyền hình Mỹ. Cô bé là Hoa hậu nhí bước ra từ chương trình tìm kiếm hoa hậu nổi tiếng tại đây. Mới 6 tuổi, Isabella Barret đã sở hữu một chuỗi các dành cho .

Cô bé hiện là chủ của thương hiệu Glitzy Girl (Cô gái phù hoa) với những thỏi son bóng, túi xách và vòng tay quyến rũ cho các bé gái. Công ty của Isabella kiếm được 1 triệu USD (tương đương 21 tỷ đồng) trong năm đầu tiên và hiện đang rất phát triển. Isabella còn là gương mặt đại diện cho một dòng đồ chơi.

2. Caine Monroy, 11 tuổi, chủ cửa hàng game Global Cardboard Challenge

(Ảnh: Thông qua daredreamermag.com)

Khi Caine Monroy 9 tuổi đã tự chế chiếc máy đồ chơi từ những thùng các tông bỏ đi ngay tại cửa hàng linh kiện bán ô tô của cha ở Los Angeles. Sau khi hoàn thành , cậu bé bắt đầu bán vé vào cửa. Với vé trị giá 1 USD, khách hàng được chơi 4 lượt với một trong số 5 máy game ở cửa hàng. Còn với 2 USD, khách hàng được chơi tới…500 lượt.

Mới đầu, cậu mời những khách hàng của cha mình chơi thử. Dần dần số khách hàng đông lên và giờ đây, “thế giới game” các tông đã trở thành điểm vui chơi đông đúc tại địa phương. Khi mới bắt đầu ý tưởng, Caine đặt ra mục tiêu thu khoảng 25.000 USD để phục vụ cho việc học, tuy nhiên kết quả kinh doanh mang lại thành công ngoài mong đợi, khi thu được số tiền lên tới 239.000 USD. Ngoài ra, đoạn video giới thiệu trò chơi độc đáo của Caine cũng thu hút 2,4 triệu người xem trên Youtube và 25.000 lượt người ấn nút “recommend” trên Facebook.

3. Henry Patterson: Giám đốc cửa hàng bánh kẹo trực tuyến 7 tuổi

(Ảnh: Thông qua teepr.com)

Những ý tưởng kinh doanh đến với Henry – cậu học trò nhỏ ở Buckinghamshire (Anh) – khi mới 5 tuổi. Và cậu bé này đã gây “choáng” khi liên tục gặt hái những thành công trong kĩnh vực kinh doanh từ năm lên 7. Nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng việc kinh doanh của Henry bắt đầu từ… những túi phân bón với giá 1 bảng Anh.

Một thời gian ngắn sau đó, cậu tiếp tục mở một “cửa hàng” trên eBay chuyên bán các sản phẩm handmade tự làm hoặc mua từ những cửa hàng từ thiện với tổng giá trị khoảng 150 bảng Anh.

Ngoài công việc kinh doanh, Henry còn tự tay thiết kế , làm card với chức danh “giám đốc sáng tạo”, làm marketing, đóng hộp cho sản phẩm… Đặc biệt hơn, cậu bé luôn ấp ủ dự định viết một kịch bản phim với các nhân vật xuất thân từ những sản phẩm kẹo.

Ngoài việc mở rộng ngành nghề kinh doanh, cậu còn muốn tự đạo diễn một bộ phim của riêng mình sau khi viết kịch bản cho những nhân vật từ cửa hàng kẹo của mình. Hiện cậu đã bắt tay với mẹ mình, Rebecca, người đang điều hành một cửa hàng bánh kẹo trực tuyến.

4. Remington Anne Smith: 12 tuổi, chủ chương trình truyền hình “Cook Time With Remmi”

(Ảnh: Thông qua kiemtien.com)

Vốn có kinh nghiệm làm bếp cùng mẹ, Anne tự tin cho ra mắt chương trình “Cook Time With Remmi”, nhằm giới thiệu, hướng dẫn cách nấu ăn dành riêng cho trẻ con. Ban đầu, chương trình được phát sóng trên đài truyền hình địa phương, sau đó nó nhận được sự chú ý của đài truyền hình quốc gia. Hiện Remington là Đại sứ thiện chí cho Tổ chức Y tế và sức khỏe Bắc Mỹ.

Chương trình nấu ăn của Remington được phát tại 4.000 trường đại học khác nhau. Mùa hè năm nay, cô bé còn khẳng định sẽ cho ra mắt cuốn sách về nấu ăn cho trẻ em mang tên “Global Cooking for Kids”.

5. Moziah Bridges: 14 tuổi, chủ chuỗi cửa hàng bán nơ Mo’s Bows

(Ảnh: Thông qua trueplookpanya.com)

Moziah Bridges (14 tuổi) là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành nơ cổ áo Mo’s Bow, đến từ Memphis (Mỹ). Một số mẫu thiết kế của cậu từng được những nhân vật nổi tiếng, quyền lực như – Barack Obama và MC kỳ cựu – Steve Harvey sử dụng.

Niềm đam mê với những chiếc nơ của Moziah Bridges bắt nguồn từ bà của mình khi cậu bé 9 tuổi. Bà đã hướng dẫn Moziah cách làm nơ bướm từ những mảnh vải cũ, bằng cách khâu vá và sử dụng máy may. Ban đầu những chiếc nơ cài áo rất “hợp mốt” này được bán trên Etsy, sau đó là các cửa hàng bán lẻ quanh tiểu bang Sourtheastern gần Memphis.

Cậu chia sẻ trên trang cá nhân: “Tạo ra những chiếc nơ xinh xắn đầy màu sắc chỉ là một trong rất nhiều ý tưởng em đang nung nấu để giúp thế giới này trở nên vui tươi và hạnh phúc hơn.“

Hiện tại, ở tuổi 12, Moziah đã nắm trong tay khối tài sản 30.000 USD và được Forbes vinh danh là một trong những trẻ tiêu biểu của Mỹ. Ngoài ra, thời trang nơ cài áo của Moziah còn xuất hiện trên rất nhiều tạp chí danh tiếng thế giới như Vogue, GQ, Esquire…

Doanh nhân nhí cũng trả lời phỏng vấn tờ Huffington Post đầy ấn tượng: ‘Em luôn thích tạo nên sự khác biệt. Nếu tất cả các loại kẹo đều có màu đỏ, em muốn mình là chiếc duy nhất màu xanh’.

6. Jaden Wheeler và Amaya Selmon: 12 và 13 tuổi, chủ sử hữu xe tải bán đồ ăn Kool Kidz Sno Konez

(Ảnh: Thông qua scholarship.in.th)

Jaden (13 tuổi) và Amaya (12 tuổi) là chủ sở hữu của xe tải bán đồ ăn mang tên Kool Kidz Sno Konez tại Memphis, Mỹ. Khởi nguồn từ việc tự làm và bán kem tuyết trước nhà, món đồ ăn vặt của hai anh em đã thu hút nhiều khách hàng nơi họ sinh sống.

Chỉ sau hai mùa hè, Jaden và Amaya đã kiếm được khoảng 1.000 USD. Thành công về doanh thu đã khiến mẹ của hai cô cậu quyết định trợ giúp, bằng cách mua cho họ một chiếc xe tải để làm phương tiện di chuyển và buôn bán. Hiện nay Kool Kidz Sno Konez thường xuất hiện tại các công viên, hội chợ với hơn 20 món kem tuyết, khoai tây chiên và xúc xích.

7. Harli Jordean: Giám đốc 8 tuổi của công ty buôn bán bi ve

(Ảnh: Thông qua taringa.net)

Harli Jordean là “nhóc tỳ” đang sinh sống tại thành phố London, Anh. Ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, cậu bé đã ghi tên mình vào danh sách “những ông trùm” nhỏ tuổi nhất trên thế giới khi trở thành Giám đốc điều hành một doanh nghiệp bán bi ve qua mạng do chính cậu thành lập với tên gọi Marble King (Vua bi). Năm ấy, cậu vừa tròn 8 tuổi.

Thời gian đầu, khi đã có trong tay một số lượng bi ve kha khá, Harli chỉ bán những viên bi này cho bạn bè trong giờ giải lao ở trường. Dần dà, nhu cầu của người mua ngày càng tăng và số bi dự trữ luôn trong tình trạng cạn kiệt, cậu bé đã quyết định mở hẳn công ty chuyên kinh doanh các loại bi lấy tên là Marble King (Vua bi).

Website marble.co.uk cũng chính thức được thành lập chuyên về lĩnh vực bán bi ve. Chỉ sau một thời gian ngắn, công ty của Harli đã thu về hàng ngàn đơn đặt hàng từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Mỹ. Sự “đắt xô” ngoài sức tưởng tượng này đã mang lại cho “Vua bi” những con số doanh thu khủng. Harli cũng mở rộng các mặt hàng kinh doanh bằng cách bán đủ mọi thứ liên quan đến bi ve, có viên bi hiếm có giá gần 600 bảng Anh (hơn 20 triệu đồng).

8. Cậu bé 13 tuổi kiếm 1,1 triệu USD mỗi tháng

(Ảnh: Thông qua afamily.vn)

Cậu bé Hart Main 13 tuổi, sống tại thành phố Marysville, bang Ohio (Mỹ), có thu nhập khoảng 280.000 USD (tương đương 5,9 tỷ đồng) mỗi tuần (tương đương hơn 1,1 triệu USD mỗi tháng – tương đương 23,5 tỷ đồng) nhờ sáng kiến làm ra sản phẩm đèn cầy tên ManCans.

Ý tưởng táo bạo của cậu bé Hart Main được bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái khi em gái 12 tuổi bán đèn cầy để gây quỹ cho trường. Main không thích những cây đèn cầy đó vì mùi và hình dáng rất nữ tính. Do vậy, cậu quyết định tạo ra những cây đèn cầy dành riêng cho phái nam cùng với sự khích lệ động viên từ mẹ.

Khi sản phẩm này được chào bán thì bất ngờ ngay sau đó trung bình mỗi tuần có tới 300 đơn yêu cầu đặt mua. Số lượng sản phẩm trung bình được bán ra chỉ tính riêng cho thành phố Marysville bang Ohio là 30.000 cái một tuần.

9. “Bà chủ” doanh nghiệp mỹ phẩm 12 tuổi

(Ảnh: Thông qua muonmau.vn)

Ý tưởng kinh doanh của Willa Doss bắt đầu khi cô bé 12 tuổi này cảm thấy khó chịu vì không thể kiếm ra được loại mỹ phẩm dưỡng da nào phù hợp với lứa tuổi của mình. Chính điều này đã thôi thúc Willa phát triển dòng mỹ phẩm cho các bạn gái cùng trang lứa.

Mẹ Willa sau đó đã thành lập công ty sản xuất mỹ phẩm từ thiên nhiên dành cho các bạn gái từ 7 đến 14 tuổi mang tên cô con gái của mình. Willa trở thành “trợ thủ đắc lực” khi tham gia giám sát và đảm nhận luôn chức vụ Giám đốc sáng tạo của công ty.

Ngoài việc tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, thử nghiệm các dòng mỹ phẩm mới, Willa còn là người quyết định mẫu mã bao bì của những sản phẩm sao cho bắt mắt và phù hợp với đối tượng khách hàng trong độ tuổi mà công ty hướng đến.

BÌNH LUẬN