15 bức ảnh khiến ta phải chùn tay khi… xả nước bồn cầu!

0
976

Hình ảnh ám ảnh nhất có thể nói chính là những ngón tay nhỏ bé của một em bé suy dinh dưỡng đặt trên môi người mẹ, được chụp tại phòng khám khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, tây bắc Niger. Một trong những đợt tồi tệ nhất lịch sử đã phá hủy phần lớn cây trồng, khiến khoảng 3,6 triệu người thiếu lương thực, bao gồm hàng chục ngàn chết đói. (Ảnh: Finbarr O’Reilly/Reuters)

Những khoảnh khắc ám ảnh hàng triệu người được ghi nhận từ những vùng khan hiếm nguồn nước trên khắp thế giới.
Theo trang International Business Times, trên thế giới có khoảng 650 triệu người – tức khoảng 10% dân số – không có cho sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến việc phải luôn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong sớm rất cao. Trong khi, không ít người trong số chúng ta lại có thói quen sử dụng nước hết sức lãng phí.
Chưa dừng lại ở đó, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, nước bẩn có thể gây bệnh nặng ở trẻ em. Mỗi ngày trên thế giới lại có 900 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nước bẩn, có nghĩa là, cứ mỗi 1 – 2 phút, lại có một bé qua đời. Đối với trẻ mới sinh, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, nhiễm khuẩn do và ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra cái chết của 1 trẻ mỗi phút. Ngoài ra, cứ 10 người lại có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.
Để ý thức mọi người về việc tiết kiệm nước, trang International Business Times đã thực hiện phóng sự ảnh về sự của một số quốc gia trên thế giới. Chắc chắn rằng, trong loạt ảnh này, sẽ có một số bức khiến bạn bần thần vài giây và thay đổi cách sử dụng nước ngay trong ngày hôm nay.

Tại ngôi làng Natwarghad thuộc miền tây Gujarat, người dân tụ tập lấy nước từ một giếng lớn. (Ảnh: Reuters)

Con đường lấy nước sạch không hề dễ dàng của người dân ở Allahabad, phía bắc Ấn Độ từ một giếng bơm tay sau khi mưa lớn. (Ảnh: Reuters)

Dẫu thiếu nước sinh hoạt nhưng một người đàn ông vẫn xách nước tưới cây bên bờ sông Hằng (Ấn Độ) vốn đã khô hạn. (Ảnh: Reuters)

Có bao giờ bạn hình dung ra rằng, trên thế giới này lại có người tận dụng vũng nước đọng sau cơn mưa như người phụ nữ ở khu ổ chuột tại Mumbai này? (Ảnh: Reuters)

Xếp hàng dài chờ lấy nước ăn từ xe chở nước của một công ty tại thành phố Ahmedabad, phía tây Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)

Ai cũng biết là điểm nóng của nạn thiếu nước sạch, nhưng vẫn không thể cầm lòng trước hình ảnh một bé gái đang cố lấy nước từ một vũng nông tại Nongoma, phía tây bắc Durban trong đợt hạn hán ở Nam Phi. (Ảnh: AFP)

Đây là cách người di cư Bangladesh và Rohingya tích trữ nguồn nước sạch trong khi trú ẩn tạm thời ở Rakhine, miền bắc Myanmar. (Ảnh: AFP)

Sau khi lấy nước, người tị nạn ở Somalia trên đường trở về khu trại Dagahaley ở Dadaab (Kenya). (Ảnh: Getty Images)

Ở Tariq, một quận của Saddam, thành phố bên cạnh Baghdad, tình hình cũng không khá hơn khi một thiếu nữ đang tích trữ nước từ một cái hố không đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Reuters)

Trong khi chúng ta phung phí nguồn nước sạch ở đây thì một cậu bé lại phải uống nước trong ao làng Bule Duba (Ethiopia). (Ảnh: Reuters)

Mặt ao ở Côn Minh (Vân Nam, ) khô cằn, nứt nẻ vì hạn hán. (Ảnh: Reuters)

Họ phải bất chấp vấn đề vệ sinh để tồn tại ở những nơi khan hiếm nguồn nước như thế. Trong ảnh là một người đàn ông ngâm mình trong nước sông ô nhiễm tại New Delhi. (Ảnh: Reuters)

Lấy nước từ bể chứa vùng ngoại ô Suining (Tứ Xuyên, Trung Quốc). (Ảnh: Reuters)

Nước ô nhiễm từ một cống thoát chảy vào sông Jian ở Lạc Dương (Hà Nam, Trung Quốc) có màu đỏ như máu. (Ảnh: AFP)

Hình ảnh ám ảnh nhất có thể nói chính là những ngón tay nhỏ bé của một em bé suy dinh dưỡng đặt trên môi người mẹ, được chụp tại phòng khám khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, tây bắc Niger. Một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất lịch sử đã phá hủy phần lớn cây trồng, khiến khoảng 3,6 triệu người thiếu lương thực, bao gồm hàng chục ngàn trẻ em chết đói. (Ảnh: Finbarr O’Reilly/Reuters)

Thực trang ở nhiều nơi trên thế giới đang trở nên đáng báo động như thế, liệu bạn có thay đổi ngay ngày hôm nay?

BÌNH LUẬN