12 sự thật đầy bất ngờ về thực phẩm dùng hằng ngày mà các nhà sản xuất không muốn bạn biết

0
1693

Dường như chúng ta biết mọi thứ, hoặc hầu hết mọi thứ, về những gì chúng ta ăn hàng ngày bởi vì chúng ta đã thường đọc kỹ nhãn mác trên bao bì và thậm chí còn đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng. Nhưng mọi người có dám chắc rằng mình đã biết hết mọi thứ về mà mình vẫn ăn hàng ngày không? Dưới đây là danh sách các loại mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày nhưng ẩn chứa bên trong rất nhiều sự thật bất ngờ mà không phải ai cũng biết.

1. Gà công nghiệp ngày càng to hơn


Sư thật thì hơn 60 năm qua, giống gà Broiler đã ngày càng lớn hơn, đặc biệt là bộ phận ngực và chân của chúng. Một số người cho rằng các loại hoóc-môn và steroids có tronbg thức ăn chăn nuôi đã tạo ra sự thay đổi này. Tuy nhiên, người nông dân cho rằng sự tăng trưởng của gà không phải do các loại chất kích thích mà do giống được cải thiện và điều kiện sống của chúng tốt hơn.

2. Kẹo dẻo cũng chứa chất sáp được dùng trong công nghiệp chế tạo ô tô


Tuy được chế tạo từ chất lỏng không màu, màu thực vật và các nguyên liệu khác, nhưng kẹo dẻo còn chứa chất sáp – một chất được tạo ra từ lá của cây cọ. Chất sáp này cũng được dùng trong công nghiệp chế tạo ô tô, thiết bị gia dụng và được dùng trong công nghệ làm đẹp.

3. Một số loại thực phẩm có thể sẽ biến mất mãi mãi


Thật không may, do hiện tượng ấm lên toàn cầu và các yếu tố tiêu cực khác, một số thực phẩm chúng ta vẫn quen dùng hàng ngày đang trên bờ vực tuyệt chủng và có thể biến mất mãi mãi trong thực đơn của mỗi gia đình như:

– Một số loại táo cần mùa đông lạnh hơn.

– Bơ cũng là một trong các loại trái cây có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi việc trồng loại cây này tốn rất nhiều nước. Theo tính toán, để thu hoạch 453 gram bơ cần đến 492 lít nước.

– Chuối cũng là loài cây có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi dịch nấm khiến chúng bắt đầu chết nhanh chóng và dần đi vào tuyệt chủng.

– Thật khó tin nhưng theo các nhà , mật ong cũng là thực phẩm có nguy cơ biến mất mãi mãi. Trong những năm gần đây, số lượng các đàn ong đã giảm đáng kể. Lý do là chúng bị đe dọa từ các loại ve đến từ châu Á, đặc biệt là thuốc trừ sâu và các nguồn dinh dưỡng nuôi sống bầy ong ngày càng cạn kiệt.

– Theo các nhà khoa học, chất lượng hạt cacao đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây, do đó việc thu hoạch từ cây trồng này đã giảm đi một nửa.

4. Số calo ghi trên bao bì sản phẩm có thể không chính xác


Thật ra không phải do các nhà sản xuất đã “ăn gian”, vấn đề ở đây là hệ thống đo calo đã lỗi thời. Ví dụ, các nhà sản xuất đã không tính đến việc mỗi cá nhân sẽ có khả năng hấp thụ mức độ calo khác nhau. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hạnh nhân có lượng calo ít hơn 20% hay hạt dẻ cười ít hơn 5% so với ban đầu.

5. Canola và dầu hạt cải là hai sản phẩm giống nhau?


Sự thật thì cái tên Canola có nghĩa là dầu của người Canada với lượng axit thấp (Canadian Oil, Low Acid). Nó khác với dầu hạt cải ở chỗ giảm lượng axit erucic lên đến 2% (axit này không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn gây hại cho tim).

6. Tại sao bánh quy lại có những lỗ thủng?


Những cái lỗ nho nhỏ và đều tăm tắp trên bánh quy không phải để trang trí mà để nướng chúng chín hoàn toàn. Ngoài ra, những chiếc lỗ này còn giúp bánh quy không quá mỏng và cứng. Những chiếc bánh quy đầu tiên được làm ở Mỹ và những cái lỗ được làm hoàn toàn thủ công.

7. Nước xốt cà chua có thể được tạo ra mà không có cà chua


Cà chua là thực phẩm không đắt, tuy nhiên, người ta vẫn có thay thế cá chua tươi bằng các thành phần rẻ hơn như xốt táo, chất tạo màu, chất làm đặc và các gia vị khác để làm xốt cà chua. Có thể phân biệt xốt cà chua giả bằng cách nhận biết qua màu sắc. Theo đó, xốt cà chua thật có màu đỏ hoặc đỏ đậm và nước xốt thật cũng đặc hơn.

8. Chúng ta ăn côn trùng mà không hề biết điều đó


Màu yên chi (carmine) là phẩm màu đỏ thông dụng với thực phẩm có thể tìm thấy trong các loại kẹo, đồ ăn nhanh có màu đỏ mang vị dâu, cherry, mâm xôi,… thậm chí là son môi. Tuy nhiên, ít người biết rằng loại phẩm màu có nhiều trong các món ăn này lại có thể được làm bằng cách nghiền những con bọ cánh cứng hoặc rệp son.

9. Có thể chúng ta vẫn chưa bao giờ được nếm mù tạt thật

Những người yêu thích món cá sống kiểu chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với mù tạt (wasabi) nhưng rất có thể họ chưa được nếm wasabi thật sự bao giờ, bởi hầu hết wasabi trên thị trường đều được làm từ cải ngựa, hạt cải bẹ xanh và phẩm tạo màu. Theo thống kê, chỉ có 5% wasabi tại các nhà hàng trên khắp thế giới là được làm từ củ wasabi nguyên chất. Bởi lẽ, wasabi là giống cây đắt đỏ và cực kỳ khó trồng.

10. Bánh may mắn không có nguồn gốc ở


Những chiếc bánh may mắn dễ thương này lâu nay vẫn được khá nhiều người xem là có xuất xứ từ Trung Quốc, tuy nhiên, đây chỉ là chuyện hoang đường và rất khó để tìm thấy bánh này ở Trung Quốc. Trên thực tế, bánh này bắt nguồn từ San Francisco và được làm bởi một người Mỹ gốc Nhật.

11. Giấm “quý tộc” không bao giờ rẻ


Giấm “quý tộc” là loại giấm được kết tinh từ nho trắng, sau đó lên men chậm trong vòng ít nhất 3 năm (loại hảo hạng lên đến 100 năm). Và dĩ nhiên, quá trình chế biến phức tạp này ảnh hưởng đến giá cả của chúng rất nhiều. Thế nên loại giấm đặc biệt này sẽ không bao giờ có giá rẻ được.

12. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho phép trồng thực vật biến đổi gen


Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho phép trồng trọt cây trồng biến đổi gen mà không có bất cứ sự hạn chế nào, bởi vì không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ những loài cây trồng này có hại hơn so với những loại cây trồng tự nhiên khác. Những loại thực vật biến đổi gen phổ biến nhất bao gồm: đậu nành, bắp, bông, cải, củ cải đường.

Hi vọng những thông tin như trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những sự thật bất ngờ về thực phẩm mà mình đã ăn hàng ngày và nhớ đọc kỹ thông tin trên bao bì thực phẩm trước khi sử dụng, bạn nhé!

Nguồn: Brightside

BÌNH LUẬN