12 lời cổ nhân dạy càng đọc càng mở rộng tầm nhìn, đã qua nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị

0
2184

Các bạn trẻ bây giờ thường cho rằng lời người xưa dạy đã quá lỗi thời, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu dành thời gian để ngẫm lại bạn sẽ thấy được sự thâm thúy trong từng câu nói mà dù là thời đại nào cũng có thể áp dụng được.

Thời đại có thể đổi khác nhưng quy luật vũ trụ thì vạn năm vẫn như một. Do vậy mà những gì cổ nhân đúc kết được đều là tinh hoa chớ nên xem thường.

1. Rượu ngon cần có tri kỉ mới uống, thơ phú cần có người đối mới ngâm.

Trong cuộc sống có được người bạn tri kỉ mới thật là trân quý! Tri kỉ cũng như một thứ tình cảm ấm áp không lời, một thứ đồng hành giản dị nhưng quý báu vô ngần. Nếu như bạn giàu sang phú quý nhưng không có lấy một người bên cạnh thì hỏi còn ý nghĩa gì nữa.


2. Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi.

Danh lợi chỉ là những thứ phù phiếm mà chúng ta phải dồn bao tâm sức mới giành được. Thế nhưng, đời người ngắn ngủi lắm, chỉ khoảng mấy chục năm thôi, có khác nào một giấc mơ đâu. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách trân trọng những thứ đáng quý, buông bỏ những tranh chấp vô nghĩa, quên hết bao phiền muộn sầu lo để được sống một cuộc đời thảnh thơi, vui vẻ.

3. Tình thế không thể làm tới tận cùng, phúc không thể hưởng tận, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể dùng hết.

Mọi chuyện trên đời không có gì là tuyệt đối theo ý mình. Chuyện hôm nay đòi sống đòi chết tới mai lại chẳng còn quan trọng nữa. Vì vậy, mình có may mắn hơn người ta cũng đừng nên tự phụ, phàm việc gì cũng nên nghĩ tới hậu vận. Hôm nay bạn cho người khác một cơ hội, ngày mai lỡ có sa cơ cũng sẽ không bị triệt đường sống.

bestie loi co nhan day

4. Không thể nói chuyện với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè.

Khi giao tiếp với người khác, cần phải chú trọng cách trình bày, phải dựa vào hoàn cảnh và độ hiểu biết của đối phương để bàn luận. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là một bên cứ “đàn gảy tai trâu”, còn một bên lại cho rằng người kia đang “không nói tiếng người”. Sâu xa hơn, ai cũng phải biết chọn bạn mà chơi, nếu muốn thành công bạn nên giao thiệp với những người tài giỏi hơn mình, không nên cứ mãi “chém gió” với bạn nhậu nơi vỉa hè.

5. Trước tiên cần dưỡng thần sau đó mới dưỡng hình

Cổ nhân thường nói: “Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm”. Điều chỉnh tốt tâm thái, có tâm tính tốt chính là nền tảng để có sức khỏe. Tâm thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Tâm trạng tốt nhất chính là tĩnh lặng, một trái tim bình thản còn tốt hơn hết thảy linh đan thần dược.

6. Người ở trong hạnh phúc không biết là hạnh phúc, thuyền đi trong nước không biết nước chảy

Khi đói, ăn là hạnh phúc; khi khát, uống là hạnh phúc; khi mệt, ngủ là phúc; khi nguy hiểm, an toàn là phúc. Tuy nhiên cũng còn một mặt khác, ăn để chống đỡ thì không ăn là hạnh phúc; uống quá no thì không uống là hạnh phúc; ngủ quá đủ thì tìm được việc để làm là hạnh phúc; an toàn quá thì thám hiểm để tìm chút phấn khích tò mò là hạnh phúc.

Con người ở trong hạnh phúc không biết mình hạnh phúc, mãi tới một ngày gặp phải khổ nạn mới đi so sánh hồi tưởng với những ngọt ngào trước kia. Bởi vậy, người hiểu trong ngọt ngào luôn có cay đắng, trong phúc có họa và ngược lại, chính là người có thể cảm nhận hạnh phúc rõ nhất.

Người biết cảm ơn mới có thể trân trọng hạnh phúc. Chúng ta luôn coi thường những thứ đã đạt được và đang có mà thiếu đi tấm lòng biết ơn, đó chính là “Trong phúc mà không biết mình hạnh phúc”.


7. Kẻ hay ca tụng người khác trước mặt thì cũng thường nói xấu sau lưng người ta.

Những kẻ thích tán tụng người khác thì cũng thích đi nói xấu sau lưng họ. Có những kẻ trước mặt thì hơn hớt nói cười, dùng đủ mọi lời hoa mỹ để ngợi ca người, đưa người lên tận mây xanh, nhưng chỉ mới quay mặt đi đã sẵn sàng “đâm” họ cả chục nhát, làm vấy bẩn thanh danh của họ, thậm chí là vu oan giá hoạ cho họ. Loại người này ban đầu rất được lòng người khác, nhưng sớm muộn gì cũng sẽ bị bại lộ bản chất, bởi cái kim trong bọc ắt có ngày phải lòi ra.

Chẳng thế mà người xưa hay nói “đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới biết người ngay kẻ tà”, thôi thì cứ đợi đi, thời gian sẽ chứng minh tất cả.

8. Tú tài có đói tới chết không bán sách, tráng sĩ đến bước đường cùng không bán kiếm

Những người có khí phách thường sẽ “không vì năm đấu gạo mà khom lưng”. Họ tự làm tự ăn, không muốn đi cầu xin người khác một cách đê hèn, càng không thể từ bất kì thủ đoạn nào để có được công danh và tài lộc. Hơn nữa, họ sẽ luôn kiên định tín niệm vào bản thân, sống thanh bần vui với đời, tận hưởng những thú vui tao nhã bình sinh.


9. Cuộc sống giàu có thì có phiền phức của sự giàu có, tình cảnh bần hàn có sự vui vẻ của bần hàn.

Người giàu có có sự phiền muộn của người giàu có. Càng giàu có bao nhiêu càng nghĩ làm sao để giữ được của, bởi vậy sẽ hao tâm tổn sức vì tiền tài. Người nghèo cũng có niềm vui của người nghèo, cũng tránh được rất nhiều chuyện phiền lòng.

Giàu và nghèo đều bao gồm cả hai mặt vật chất và tinh thần, có người có thể “giàu có” về vật chất nhưng lại “nghèo khó” về tinh thần, vậy nên trong cuộc sống hằng ngày vẫn tránh không nổi phiền muộn. Lại có những người có thể “nghèo khổ” về vật chất nhưng lại rất “giàu có” về tinh thần, làm được việc mình yêu thích và tìm thấy “sự vui vẻ” trong chính cảnh nghèo của mình.

10. Người có tài chẳng cần nói nhiều, chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới hay khoe khoang, thể hiện.

Một sẽ chẳng bao giờ phải mất bày này nọ hay chứng minh điều gì bằng lời nói, bởi “người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”. Còn đối với những kẻ mồm năm miệng mười, luôn thích thể hiện mình giỏi, ra vẻ ta đây thường sẽ rơi vào tình trạng “nói dài, nói dai thành nói dại” và sớm muộn gì cũng sẽ phải “hiện nguyên hình” mà thôi.

Đôi khi lời nói sẽ bộc lộ sự hiểu biết và trí tuệ của con người, nhưng có những lúc trầm mặc lại thể hiện được sự uyên thâm, chín chắn của họ.


11. Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không.

Người hay chần chừ, do dự, làm việc không quyết đoán thường sẽ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, không cách nào vãn hồi được, bởi có những cơ hội chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời mà thôi.

Làm việc gì cũng cần phải có những phương án dự phòng, cần biết dự liệu để có thể kịp thời xoay sở khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Nếu không biết nắm bắt thời cơ thì từ việc lớn cho tới việc nhỏ sẽ sớm tan tành mây khói.

12. Trong mắt có bụi thiên hạ sẽ trở nên chật hẹp, trong não vô sự tất cả sẽ thênh thang

Nếu một người có lòng dạ hẹp hòi, đối với họ không cho phép chỉ một chút bụi bay vào mắt. Người như vậy, cho dù có đem cho họ cả thế giới thì họ vẫn cảm thấy thế giới này quá nhỏ và có nhiều điều không vừa lòng.

Một người nếu có tấm lòng rộng mở, không cố chấp bất kể việc gì, cho dù cuộc sống có đơn sơ, trong nhà chỉ có một cái giường thì vẫn cảm thấy trời đất bao la rộng mở, trong lòng vẫn tràn đầy sự biết ơn.


Các bạn trẻ bây giờ thường cho rằng lời người xưa dạy đã quá lỗi thời, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu dành thời gian để ngẫm lại bạn sẽ thấy được sự thâm thúy trong từng câu nói mà dù là thời đại nào cũng có thể áp dụng được.

BÌNH LUẬN