Xót xã khi tận mắt chứng kiến hiện thực đau lòng của công nhân nhà máy gang thép

0
889

Công việc của họ là bốc dỡ mủn quặng, dỡ một tấn họ kiếm được 6 đồng, trung bình một ngày mỗi người có thể bốc được 300 tấn.

Tuổi già lại không có khả năng chuyên môn, điều duy nhất họ có thể làm để giúp đỡ gia đình là bán mạng làm việc kiếm tiền.
Đều là những nông dân bình thường không có kỹ năng chuyên môn, vào lúc rãnh rỗi, ông Ba và những người đồng nghiệp của mình – hiện đang sinh sống tại một vùng nông thôn của – đến làm công nhân bốc xếp quặng tạm thời tại những nhà máy sắt thép. Nói là vậy nhưng thật sự một năm bốn mùa ngày nào họ cũng phải làm việc.
Ông Ba chia sẻ “Không quan tâm thời tiết thế nào, chỉ cần hàng tới là phải có mặt làm việc, nếu không lần sau sẽ không được thuê nữa.”

Những người nông dân đến làm công nhân bốc xếp quặng tạm thời tại những nhà máy sắt thép.

Dù trời mưa hay nắng, khi hàng tới họ phải ngay lập tức đến làm việc nếu không lần sau sẽ không được thuê nữa.

Công việc của họ là bốc dỡ mủn quặng, dỡ một tấn họ kiếm được 6 đồng, trung bình một ngày mỗi người có thể bốc được 300 tấn.
Những công nhân bốc vác ở đây đa phần đều lớn tuổi, người già nhất chính là ông Ba năm nay đã 60 tuổi. Hoàn cảnh gia đình quá nghèo, lại lớn tuổi và không có khả năng chuyên môn, vì gia đình mỗi ngày họ chỉ có thể liều mạng dốc sức dỡ hàng, chấp nhận làm công việc vừa nguy hiểm vừa tổn hại sức khỏe này.

Ông Ba năm nay đã 60 tuổi, là người già nhất trong số công nhân.

Vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên họ liều mạng chấp nhận làm công việc vừa nguy hiểm vừa tổn hại sức khỏe này.

Một nhóm công nhân bốc vác trong nửa ngày mấy trăm tấn hàng nhưng mỗi người chỉ được chia có mấy mươi đồng tiền. Thế nhưng đối với những công nhân ở đây mà nói như vậy đã rất vui rồi, mỗi ngày họ đều có thể kiếm thêm được khoảng 200 đồng phụ giúp gia đình, số tiền này vẫn hơn số tiền họ kiếm được khi làm nông rất nhiều.

Một nhóm công nhân bán thời gian bốc vác nửa ngày mấy trăm tấn hàng nhưng mỗi người chỉ được chia mấy mươi đồng tiền.

Đối với mỗi người ở đây, số tiền kiếm được từ công việc bốc vác gian khổ này vô cùng quý báu vì họ có thể nuôi sống được bản thân và giúp đỡ cho gia đình, chính vì vậy mỗi ngày khi được nhận tiền ai ai cũng tỏ ra vui mừng và cẩn thận bỏ tiền vào chiếc túi ni lông để tránh tiền không bị hỏng do mồ hôi. Để tiết kiệm tiền, những người công nhân hàng ngày đều góp tiền mua một chút mì nấu lên, cho thêm một chút muối vào ăn chứ không dám phung phí ăn rau và thịt.

Công nhân bỏ tiền vào túi ni lông cẩn thận để bảo quản đồng lương ít ỏi của mình khỏi ẫm ướt.

Để tiết kiệm tiền những công nhân mỗi ngày đều góp tiền mua một chút mì nấu lên và cho thêm một chút muối, không ăn rau và thịt.

Công việc bốc vác này thật sự rất vất vả, những người công nhân cho biết hàng ngày họ phải đổ mồ hôi rất nhiều, gây mất muối, vì vậy để duy trì sức lực họ thường cho thêm muối vào bình nước. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người đã không trụ vững được, một số chết vì quá lao lực, số khác chết vì những căn bệnh mà chất độc trong quặng mang lại.

Dấu vết mồ hôi lưu lại nơi chiếc áo chật chội bằng vải bố.

Sau khi bốc dỡ xong một kiện hàng, người nông dân lao mồ hôi bằng một chiếc khăn mặt nhỏ.

Những bình nước có một chút dơ nhưng vẫn được các công nhân hàng ngày sử dụng, khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi sẽ gây mất muối vì vậy để duy trì sức lực họ thường cho muối vào bình nước.

Sau khi bốc dỡ xong ông Ba đến một vũng nước bẩn gần đó để rửa mặt cho mát.

Nhìn những hình ảnh khổ cực của mỗi người công nhân làm việc tại đây thật khiến cho người ta đau lòng nhưng cũng vô cùng khâm phục nghị lực của họ.
Đôi chân gầy gò của những người công nhân đang cố sức làm việc.


Công việc này thật sự rất vất vả, một công nhân trong một lần bất cẩn đã vĩnh viễn mất đi ngón tay.

Một số công nhân đã chết vì quá lao lực, số khác chết vì những căn bệnh mà chất độc trong quặng mang lại.

Đây là bức ảnh chụp chung đầu tiên nhưng cũng có thể là cuối cùng của họ.

(Nguồn ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN