Bộ hình thủy quái ngoài hành tinh mới nhất của ngư dân người Nga Fedorsov lại tiếp tục gây sốt cộng đồng mạng. Cũng phải thôi, toàn quái vật mà…
Roman Fyodorov (hay Roman Fedortsov) là một ngư dân người Nga, và ông đột nhiên trở thành một cái tên cực kỳ nổi tiếng trên cộng đồng mạng xã hội. Tại sao ư? Vì ông chính là tác giả của những bộ hình về các sinh vật dưới đáy biển, với vẻ ngoài chẳng khác gì quái vật ngoài hành tinh.
Và mới đây, Fyodorov lại tiếp tục tung ra bộ hình mới nhất, về những con “quái vật” sống trong “vùng chạng vạng” (Twilight Zone) – khu vực sâu 200 – 1000m dưới mặt nước biển. Hãy xem lần này, ông mang đến điều gì.
Vùng Chạng Vạng là gì?
Vùng chạng vạng còn gọi là vùng mesopelagic, là tầng biển sâu từ 200 – 1000m. Ở tầng này, ánh sáng Mặt trời chiếu đến rất ít, không đủ để quang hợp xảy ra, nên hầu như không có thực vật tại đây.
Các sinh vật biển sống tại khu vực này cũng phải thích nghi với môi trường nước lạnh, áp suất cao, và gần như không có ánh sáng.
Hầu hết có mắt to – cho phép hấp thụ được những tia sáng nhỏ nhất. Cơ thể lại có kích thước nhỏ, màu da tối để dễ ngụy trang hơn. Một số được trang bị hàm và răng lớn, sắc nhọn.
Một con cá kỳ lạ, với mắt đỏ, môi đỏ. Con cá này thuộc các loài cá rat-tail - đuôi chuột. Chúng sống dưới đáy các vùng biển tại 2 cực.
Cá quỷ (Anglerfish). Bức ảnh này thực sự là một ngoại lệ, vì cá quỷ thông thường trông rất xấu xí, giống như một con quỷ thực thụ. Cá quỷ có thể ăn được, thịt trắng, dày và không có xương.
Cá sói (wolfish) - còn gọi là loài cá... xấu lạ. Chúng có thể dài tới 100cm, nặng 40kg. Thường ra ngoài vào buổi tối để săn cá nhỏ hoặc một số loài vật không xương sống.
Cá mập mang xếp (frilled shark) với bộ răng sắc nhọn.
Loài cá không rõ danh tính trong vùng chạng vạng.
Psolus phantapus - một loài sên biển có ngoại hình như thủy quái. Fedortsov cho rằng áp suất thay đổi khi lên mặt nước đã khiến hình dạng con sên sai khác đi.
Bạn có thể thấy trên mình con sên có ít nhất 10 xúc tu rất nhỏ, có vai trò hấp thụ thức ăn.
Cá bơn châu Mỹ (American Plaice).
Chimaera monstrosa - còn có tên khác là cá thỏ.
Vẫn là Chimaera monstrosa.
Macrarus - hay giun chuột - là loài cá sống tại Đại tây dương và một số vùng biển phía nam. Chúng thường xuất hiện ở độ sâu lên tới 1500m.
Bộ hình trên sau khi được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm dữ dội của cư dân mạng. Được biết, Fedortsov đã luôn tìm cách thả lưới tại những khu vực “chạng vạng” – vùng biển vốn được xem là bí ẩn, khi chúng ta mới chỉ khám phá được dưới 0,05% mà thôi.
Lần này, bộ hình là thành quả của 3 tháng thám hiểm vòng quanh thế giới.
“Người theo dõi tôi cho rằng mỗi lần kéo lưới, đó là một lần chúng ta thu được những con cá đầy bất ngờ. Nhưng thực ra không phải thế” – Fedortsov chia sẻ.
“Chúng rất hiếm, thực sự đấy. Tôi nghĩ chúng đẹp theo một phong cách riêng”.
Fyodorov cảm thấy tự hào về những gì mình có được. Tuy nhiên, nhiều khi ông cũng không biết những con cá mình bắt lên thuộc loài gì, và buộc phải vận động người theo dõi xác định hộ.
Một số loài có ngoại hình khá đẹp. Nhưng đa phần sinh vật ở tầng biển này trông giống quái vật nhiều hơn, nhất là khi chúng phải chịu đựng một môi trường có áp suất khổng lồ như thế.
Theo helino