Tuy dễ nhưng đố bạn biết: Vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày?

0
3784

Cuối cùng, Caesar phải bỏ đi tháng nhuận và điều chỉnh lại tất cả. Dựa theo Mặt trời, Caesar đã đổi vị trí và thêm vào vài ngày cho tháng Hai, để lịch hoàn chỉnh với con số 365 ngày như hiện tại.


Tháng Hai có 28 ngày, và 4 năm một lần, tháng Hai mới có 29 ngày – đó là điều mà ai cũng biết. Nhưng sự thật là vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày thì bạn biết không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ đã đặt ra trong trang itrithuc – trang thông tin được cho là Wikipedia của người Việt.

Cho đến nay, một số giả thuyết vẫn tin rằng tháng Hai ban đầu có 29 ngày và Hoàng Đế Augustus đã lấy đi một ngày để thêm vào tháng Tám (August). Nhưng rất tiếc, đó chỉ là lời đồn đoán mà thôi.

Vậy sự thật là gì?

Lịch Romulus cổ đại, chỉ vỏn vẹn 10 tháng

Ở thời cổ đại, 1 năm chỉ kéo dài có 10 tháng, tương đương với khoảng 304 ngày/năm.

Và vào lúc đấy, mùa Đông còn không được đặt tên, xếp tháng vì chẳng mấy ai quan tâm. Dễ hiểu thôi, khi người làm nông thời đấy xem lịch là thời gian biểu của họ cho vụ mùa, thì mùa Đông trở nên khá “vô ích” và không đáng để họ tính vào.

Sau đó, vua Numa Pompilius cho rằng điều này thật “ngớ ngẩn” nên nhằm giải quyết vấn đề, vào năm 713 TCN, ông đã điều chỉnh thành loại lịch mười hai tháng – với chu kỳ khoảng 355 ngày – thêm vào tháng Một và tháng Hai.

Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng , tổng cộng là 354 ngày với sự xuất hiện của tháng Một và tháng Hai.

Do 2 tháng mới này thuộc dạng “sinh sau đẻ muộn”, tháng Hai lúc đó được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì như quy ước hiện nay là tháng Mười hai.

Trớ trêu thay, lịch của người La Mã sẽ chẳng thể hoàn tất nếu thiếu đi các yếu tố mê tín lâu đời. Người La Mã cho rằng số chẵn không mang lại may mắn cho họ, vì thế vua Numa phải cố gắng xếp sao cho tất cả các tháng đều mang số lẻ.

Bài toán trở nên hóc búa hơn vì để có được con số 355, bắt buộc sẽ có một tháng có ngày lẻ. Cuối cùng tháng Hai được “chọn lựa” với số ngày ít nhất (28 ngày).

Và hiển nhiên, bộ lịch 355 ngày vẫn còn những khiếm khuyết cần phải sửa. Chỉ sau một vài năm áp dụng, các mùa và tháng trong năm không còn giữ được độ chính xác nữa.

Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 có tên Mercedonius (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày).

Bất cập lại diễn ra với cách “chữa cháy” tạm thời này khi tháng nhuận không phải lúc nào cũng có trong năm.

Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của Mặt trời.

Vua Caesar – người cuối cùng sắp xếp và hoàn chỉnh lại lịch La Mã với 365 ngày như hiện tại

Cuối cùng, Caesar phải bỏ đi tháng nhuận và điều chỉnh lại tất cả. Dựa theo Mặt trời, Caesar đã đổi vị trí và thêm vào vài ngày cho tháng Hai, để lịch hoàn chỉnh với con số 365 ngày như hiện tại.

Giờ đây, tháng Hai có 28 ngày, và cứ bốn năm một lần, tháng Hai sẽ có 29 ngày.

Nguồn: itrithuc, Mentalfloss

Theo Đặng Nghiêm

Helino

BÌNH LUẬN