Trong công việc, người hướng nội thể hiện khả năng ở những lĩnh vực nào?

0
569

Nếu không muốn mãi mãi chỉ là con số KHÔNG, bạn nhất định phải hiểu ra điều này càng sớm càng tốt: giỏi team work, nhưng làm sếp giỏi thường là !

Thật ra người hướng nội không phải là người bị chìm đắm trong tâm trạng như chúng ta vẫn tưởng. Bởi vì họ đã trải qua 10.000 giờ sống trong khổ đau, mệt mỏi, nên họ không bị dằn vặt bởi các tâm trạng, chuyện là vậy đó!

Khi có ai đó mắng họ “Sao em làm ăn cái kiểu gì thế, chẳng hiểu sao em có thể nghĩ ra cái cách đấy luôn…”. Những người hướng nội họ vẫn có thể cười rất tươi, không giải thích lý do vì sao họ làm thế, mà sẽ đáp luôn kiểu “Em xin lỗi ạ/Dạ vâng, em hiểu rồi ạ, tại em, em đi sửa ngay”. Rồi đi về bắt đầu mới lủi thủi ngồi một chỗ, bắt đầu mới rớt nước mắt… Họ dù thấy bất công nhưng vẫn sẽ chăm chỉ, lầm lũi tiếp tục làm việc để được công nhận.

Đấy là suy nghĩ của người hướng nội.

Một anh chàng giao thiệp rất tốt, rất dịu dàng với mọi người, luôn quan tâm đến cảm xúc người khác, sẽ là một người hướng nội. Trong khi một cô trưởng phòng, một người hướng ngoại, nghĩ gì nói nấy, nếu anh giám đốc nói “Anh thấy em làm vậy không hiệu quả đâu…”, cô ấy sẽ đáp rõ ràng là “Em tự biết năng lực của phòng em, em hiểu thế này anh ạ… “.

Người hướng ngoại không có nhu cầu tâm sự chuyện cá nhân ở công sở, thậm chí là với bất kì ai. Nếu ai đó hỏi “Chị hôm nay trông có vẻ buồn”, cô ấy sẽ lập tức phủ nhận “Buồn đau gì giờ này, còn đầy việc kia kìa”.

Những người hướng ngoại, họ quen kiểu tự lập quá, không hay nhờ vả ai, họ ngại làm phiền người khác, họ không muốn mình trông có vẻ yếu đuối, khi quy lụy ai đấy. Họ sẽ thấy rất kì cục nếu phải giả vờ yểu điệu thái quá, nhắn tin hỏi han quan tâm mùi mẫn, họ quen với việc đưa ra những quyết định, mang tính lời khuyên và định hướng.

Trong khi những người hướng nội thì khác, họ dùng sự tâm tình chia sẻ, lắng nghe như một một công cụ để kết nối và giao tiếp. Người hướng nội không có gì ngoài thế giới tâm cảm của mình để móc nối, để chia sẻ. Cho nên, trong những group cộng đồng chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra hướng nội, họ rất hay kể những câu chuyện: “Em thế này… em thế kia…”

Đó là ưu điểm mà người hướng ngoại sẽ rất mất công để dành được. Họ vẫn luôn gặp khó khăn trong việc tạo lập những riêng tư, để ai đó cảm nhận được là, họ không phải những con người kiêu ngạo, cái tôi quá cao, họ chân thành và dễ mến, khó đấy, thực sự rất khó.

Trong khi những giao tiếp riêng tư là một dấu hiệu để những người hướng nội tự đánh dấu mình và để họ liên kết với nhau trong một công sở. Họ thích nói với nhau về hạnh phúc. Họ thích nói với nhau về những việc cá nhân, những việc “chỉ riêng cậu biết”, họ thích tâm sự chuyện “nhà em (thế này), nhà anh (thế kia).”

Chính vì vậy… trước nay chúng ta vẫn luôn hiểu nhầm rằng người hướng nội thì quen sống một mình, làm việc một mình nên họ có khả năng đột phá và . Còn người hướng ngoại, do khả năng kết nối giao tiếp giỏi, nên họ làm việc teamwork rất tốt.

Điều này là một sai lầm?!

Bởi vì sự sáng tạo đột phá đến từ người hướng ngoại, còn khả năng làm việc nhóm, kết nối, giao tiếp, lắng nghe thấu hiểu ý kiến của nhau, là khả năng của người hướng nội.

Đúng hơn, người hướng ngoại là người có thể chìm ở trong khả năng tính toán, phân tích vấn đề rất lâu, để tìm ra giá trị – lợi nhuận – giải pháp. Họ là những con người có thể chỉ hướng cho cả con thuyền.

Còn teamwork thuộc về những người hướng nội. Bằng chứng là tất cả những nhóm người hướng nội đều rất gắn kết, họ là những hết mực trung thành.

Người hướng nội dựa trên sự liên tưởng, sự đồng cảm, và tâm cảm – Trong mỗi chúng ta đều cần có người còn lại, cần được yêu thương, quan tâm.

Còn những người hướng ngoại, mới là những người có khả năng làm việc độc lập, những người muốn dẫn đầu một nhóm (Họ dựa trên cái tôi cá nhân cao mà!). Họ có thể làm việc một mình, như hình tượng ấy chị trưởng phòng hướng ngoại chẳng hạn. Chị ấy có thể chịu đựng được cô độc. Nhưng người hướng nội thì không chịu đựng được sự cô độc. Đấy mới là sự thật.

Nếu như một người hướng nội bị tách ra, bị cách li họ với tập thể, họ có thể khóc suốt ngày đêm “Sao không ai muốn chơi với mình, sao ai cũng quay lưng với mình, hay họ ghét mình rồi”. Còn cách li người sếp hướng ngoại ra, cô ta sẽ nghĩ: “Cùng lắm là chuyển sang công ty khác, đã muốn quên tôi thế thì thôi!”. Tức là họ cũng đau đớn, nhưng họ nghĩ “Cùng lắm là thế chứ gì. Chẳng sao cả, bỏ đi! Không làm trưởng phòng nữa, đầy chỗ cần mình!”.

Thay vì níu kéo, khóc lóc, cố gắng thêm… có những con người không phải vì hết yêu, mà là họ sợ bị bỏ rơi, nên họ quyết định bỏ rơi mọi thứ trước. Thực ra họ cũng là những người cô đơn hơn ai hết, nhưng luôn mang vẻ ngoài mạnh mẽ, đó chính là dấu hiệu của một người hướng ngoại. Họ quyết liệt và chấp nhận sự cô đơn.

Trong mọi mối quan hệ, trong mọi mối xử lí vấn đề, người hướng nội có:

– Khả năng quan sát những điều chi tiết, nhỏ nhặt, phát hiện các nguy cơ, vì họ quen nhìn vào những điểm có vấn đề (mà hơi tiêu cực theo cách mọi người vẫn nghĩ);

– Khả năng sao chép hoặc làm được cái tốt nhất, đưa ra cái tốt nhất.

– Và khả năng đồng cảm, đi sâu vào tâm hồn, liên kết mọi người lại với nhau, tâm tình thủ thỉ nó đi kèm với đó là khả năng giao tiếp.

Nên mới nói là người hướng nội rất hợp để thành lập teamwork. Nếu như phải có một team, đấy phải là team bao gồm những người hướng nội, được chỉ huy bởi một người hướng ngoại. Nếu thành viên của team toàn những người hướng ngoại, họ kiểu gì cũng cãi nhau chí chóe, lườm nguýt đủ kiểu..

Thế mạnh của người hướng ngoại là gì?

– Khả năng của họ không phải quan sát, mà khả năng của họ là nhận định, phán xét, đưa ra giải pháp, khái quát.

– Họ có thể nắm bắt được cái toàn thể rất nhanh, nắm bắt được cái chung rất nhanh, nhìn ra mọi chuyện rất nhanh.

Một người thích sưu tập thông tin (collect information) là người hướng nội. Họ rất quen kiểu thu thập thông tin, đọc rất chi tiết, và họ có thể kiên nhẫn thu thập thông tin từng giờ, ngồi đọc nhẩn nha nhẩn nhơ, “Để xem họ viết cái gì, nghĩ cái gì nào.” Vậy nên họ có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực.

Còn người hướng ngoại họ đọc rất nhanh, họ lướt lướt lướt, cũng hai mươi mấy bài viết đấy, họ lướt qua một loạt, họ bảo “Ừm ừm, đây đúng rồi, cái này dùng được”. Họ khái quát rất nhanh, bao quát tốt, nên họ có thể cái gì cũng biết, nhưng chưa chắc đã giỏi cái gì thực sự.

Ngoài ra, với những điều trên nên mọi người có thể thấy, thật ra người hướng ngoại là người có khả năng phụng sự ông chủ bên trên mình, phụng sự những giá trị của công ty, hướng tới lợi nhuận. Họ có thể đem cuộc đời mình để cống hiến cho lí tưởng của ông chủ, cho tương lại. Trong khi người hướng nội thì cống hiến chăm lo cho quyền lợi của cả nhóm, cho người thân, cho những anh em bạn bè chiến đấu với nhau. Đó là hai thế giới khác hẳn nhau.

BÌNH LUẬN