Top 5 vụ lừa đảo Bitcoin nổi tiếng nhất trong lịch sử của đồng tiền số này

0
1343

Kết quả là lượng trị giá 3 triệu USD đã bị đánh cắp do sự cả tin mù quáng của các . Sau vụ lừa đảo này, các đại diện của Bitcoin Gold đã cố gắng giải thích và tìm cách giải quyết vấn đề nhưng tới nay vẫn chưa có thêm một dấu hiệu khả quan nào.

Thảm họa từ sàn giao dịch Bitcoin Mt. Gox
Hiếm có ai từng Bitcoin mà không biết đến vụ việc từng rúng động giới xung quanh việc sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới Mt. Gox bị phá sản.

Vào năm 2010, sàn giao dịch bitcoin Mt. Gox đã được thành lập, đặt trụ sở tại và trở thành nơi giao dịch Bitcoin hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, trái với nhiệm vụ của một sàn giao dịch là đảm bảo sự bảo mật, an toàn trong các giao dịch của khách hàng thì Mt. Gox lại dính líu tới hàng loạt những vụ bê bối liên quan đến việc để bitcoin của khách hàng bị hack, vấn đề trong việc thanh khoản hay bị chính phủ điều tra…

Top 5 vụ lừa đảo Bitcoin tồi tệ nhất trong lịch sử của đồng tiền số này – Ảnh 1.
Cuối cùng, đến khi tuyên bố phá sản, sàn giao dịch Bitcoin này đã làm mất toognr cộng 850.000 Bitcoin của khách hàng, tương đương khoảng 450 triệu USD (theo tỉ giá thời điểm đó) và nếu tính theo tỉ giá hiện nay thì lượng Bitcoin này có giá khoảng 8 tỷ USD…

Nhiều ý kiến cho rằng những thiệt hại trên không hoàn toàn là do hacker gây ra bởi cho tới thời điểm hiện tại, có khá nhiều nghi vấn cho việc chính Mt. Gox cũng có thể đã trục lợi và lấy tiền của khách hàng thông qua sự lỏng lẻo trong công tác quản lý của mình. Và ai biết được số tiền đó chảy vào túi của hacker hay còn đi đâu khác nữa?

Vụ lừa đảo của Bitcoin Savings and Trust
Một trong những vụ lừa đảo tồi tệ nhất trong giới chơi phải kể đến chính là việc lừa đảo thông qua ICO. Đa phần các vụ lừa đảo ICO đều sẽ dựa trên một quen thuộc đó là đưa lên sàn những công ty ma chẳng có chút giá trị nào cả.

Chiêu trò lừa đảo ICO cao cấp hơn thì lại gắn giá trị của mình với một loại tài sản khác, trong trường hợp này là một đồng tiền số đang được quan tâm nhằm tạo lòng tin nơi những người mua thiếu hiểu biết.

Trường hợp được tôi nhắc đến ở đây là vụ việc về Bitcoin Savings and Trust, một tổ chức mua bán Bitcoin hoạt động theo mô hình Ponzi. Công ty này ban đầu hoạt động như một đơn vị thu mua và cung cấp bitcoin cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ rồi dần chuyển sang hứa hẹn với các khách hàng của mình một mức lãi suất cực cao, lên tới 7% mỗi tuần để thu hút thêm nhiều người gửi Bitcoin vào công ty hơn nữa.

Khi đã có một lượng lớn khách hàng gửi Bitcoin vào hệ thống này thì… “bùm”, 265,000 Bitcoin trong hệ thống đã không cánh mà bay và hệ thống của Bitcoin Savings and Trust đã bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 2012. Chủ tịch của Bitcoin Savings and Trust Trendon Shavers đã bị bắt và bị phạt 40 triệu USD. Tổng thiệt hại ở thời điểm đó cho các nhà đầu tư là khoảng 97 triệu USD và nếu tính theo tỉ giá hiện nay thì con số thiệt hại sẽ tương đương với hàng chục tỷ USD.

Lừa đảo Email Silk Road
Silk Road là một chợ đen nơi các hoạt động mua bán phi pháp diễn ra trên Dark Web. Các hoạt động mua bán ở đây thường gây sự chú ý với các cơ quan an ninh và nó cũng chính là thứ đã khiến các chính phủ tỏ ra dè chừng cũng như hạn chế hơn với sự phát triển của Bitcoin.

Và trong một vụ truy quét của chính phủ Mỹ với Silk Road, cơ quan chức năng đã thu giữ được một lượng Bitcoin phi pháp và quyết định đấu giá chúng. Không may là chức năng đã BCC mail chào bán thay vì CC khiến cho danh sách khách hàng sở hữu bitcoin, có nhu cầu mua bitcoin bị tiết lộ.

Những khách hàng bị tiết lộ thông tin cá nhân này sau đó đã bị tấn công và gửi những email có mã độc khiến cho hơn 100 bitcoin của họ bị đánh cắp. Dù vụ việc này không gây thiệt hại quá lớn nhưng nó cũng là trường hợp hi hữu nhất trong lịch sử phát triển của Bitcoin.

Vụ lừa đảo thật như đùa của Canadian Bitcoins
Đây có thể được coi là một vụ lừa đảo Bitcoin kì quặc nhất, tưởng chừng như chỉ có thể xảy ra trong những bộ phim hài của Hollywood.

Câu chuyện xảy ra trên nền tảng của Canadian Bitcoins, một đơn vị giao dịch Bitcoin dành cho các nhà đầu tư Canada. Vào năm 2014, sàn giao dịch này tuyên bố bị hack mất số bitcoin trị giá hơn 100.000 USD.

Gọi là bị hack chứ thật ra câu chuyện đằng sau nó lại khiến chúng ta phải bật cười vì sự ngô nghê của những nhân viên làm việc cho Canadian Bitcoins. Theo đó thì một “hacker” đã gửi tin nhắn đến cho Rogers Data Centre, bộ phận bảo mật của Canadian Bitcoins với nội dung tin nhắn rất đơn giản: “Xin Chào, Tôi là CEO của Canadian Bitcoins. Tên tôi là James Grant. Tôi cần toàn bộ Security Code.”

Nhân viên của Rogers Data Centre đã rất “mẫn cán” khi kiểm tra lại và xác nhận đúng CEO của Canadian Bitcoins… tên là James Grant và đã gửi toàn bộ mã bảo mật cho hacker này. Thật là khó tin phải không.

Vụ lừa đảo Bitcoin Gold
Bitcoin Gold là một dự án được thiết kế nhằm tạo ra một đồng tiền số mới gắn liền với Bitcoin. Những nhà đầu tư Bitcoin đã bị giới thiệu tới một trang web mang tên “mybtgwallet.com” và được yêu cầu gửi mã khóa cá nhân, thứ giúp bảo mật ví điện tử cá nhân của mình để tạo một ví điện tử trên trang mybtgwallet.com.

Kết quả là lượng Bitcoin trị giá 3 triệu USD đã bị đánh cắp do sự cả tin mù quáng của các nhà đầu tư. Sau vụ lừa đảo này, các đại diện của Bitcoin Gold đã cố gắng giải thích và tìm cách giải quyết vấn đề nhưng tới nay vẫn chưa có thêm một dấu hiệu khả quan nào.

Thế Anh

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN