Những sai lầm nhỏ nhưng làm bốc hơi hàng trăm triệu đô ai nghe đều “tiếc đứt ruột”

0
1970

Một trường hợp đánh máy sai mang tính lịch sử nữa là vào năm 1872, Chính phủ Mỹ đã thiệt hại 2 triệu USD (tương đương 50 triệu USD ngày nay), sau khi một dấu phẩy “trời đánh” len lỏi vào giữa Bộ luật quy định xuất nhập khẩu của Mỹ. Đúng ra phải là “fruit-plants” (cây ăn quả) thì thay vào đó, nhầm lẫn tai hại đã biến nó trở thành “fruit, plants” (cây và quả) được miễn .

1. Lỗ hơn 5.000 tỉ đồng chỉ vì lỗi nhập sai dữ liệu

Công ti Mizuho Securities của muốn bán một cổ phiếu trị giá 610.000 yên Nhật (tương đương khoảng 5.000 USD) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo. Tuy nhiên, có vẻ như nhà môi giới chứng khoán thiếu ngủ và đã mắc một lỗi nhỏ khi nhập dữ liệu.

Cụ thể, anh ấy đã bán 610.000 cổ phiếu chỉ với giá 1 yên Nhật. Bất chấp sự phản đối của công ti, Sở Giao dịch Chứng khoán đã xử lí lệnh bán, dẫn tới khoản lỗ khổng lồ lên tới 225 triệu USD.


2. Sai một dấu phẩy lỗ 50 triệu USD

Một trường hợp đánh máy sai mang tính lịch sử nữa là vào năm 1872, Chính phủ Mỹ đã thiệt hại 2 triệu USD (tương đương 50 triệu USD ngày nay), sau khi một dấu phẩy “trời đánh” len lỏi vào giữa Bộ luật quy định Thuế xuất nhập khẩu của Mỹ. Đúng ra phải là “fruit-plants” (cây ăn quả) thì thay vào đó, nhầm lẫn tai hại đã biến nó trở thành “fruit, plants” (cây và quả) được miễn thuế.

bestie sai lam nho gay thiet hai lon
3. Bán cổ phiếu của Apple, tuột mất hàng tỉ USD

Ronald Wayne là một trong những nhà sáng lập của Apple. Ông Ronald đã vẽ đầu tiên và viết hướng dẫn sử dụng cho Apple I. Vào năm 1976, ông bán 10% cổ phần của mình với giá 800 USD, chủ yếu nhằm thu hồi vốn phòng khi công ti bị phá sản.

Nếu giữ lại 10% cổ phần năm nào thì bây giờ Ronald Wayne đã có thể là một tỉ phú với tài sản kếch xù lên tới 80 tỉ USD.

4. Bán “kho báu” Alaska

Vào cuối thế kỷ 19, vua Alexander II của Nga coi Alaska chỉ như một vùng đất băng giá. Do đó, vào tháng 3/1867, Nga quyết định bán vùng đất Alaska cho nước Mỹ với giá chỉ 7,2 triệu USD.

Lúc bấy giờ, tỉ giá đồng rúp và đồng đô la bằng nhau nên Nga được rất ít lợi qua vụ mua bán “nổi tiếng” này. Tuy nhiên, Nga lại để vuột mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Alaska trị giá hàng tỉ USD. Alaska giờ đây trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất của nước Mỹ.


5. Nhầm giá vé máy bay

Đây cũng không phải trường hợp duy nhất liên quan đến việc đề nhầm giá vé máy bay, nhưng lần này thì đặc biệt và đáng nhớ hơn cả, vì hãng Hàng không Alitalia đã thua lỗ hơn 7 triệu USD sau khi 2000 người đã đặt vé từ Toronto đến Cyprus chỉ với mức giá 39 USD (lẽ ra phải là 3.900 USD) vào năm 2006.


6. Nhập nhầm dữ liệu phải đi tù

Một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho câu nói “chuyện bé xé ra to” có lẽ phải dành cho anh chàng này: Juan Pablo Davilar, làm việc cho một công ti trực thuộc bang có tên gọi Codelco, đã “ném tiền qua cửa sổ” mất 30 triệu USD khi nhập dữ liệu giao dịch nhầm giữa bên mua và bên bán. Hoảng loạn và lo sợ, Davilar càng đâm đầu vào ngõ cụt khi số tiền thiệt hại đã lên đến 175 triệu USD cho tới cuối ngày, và cứ tiếp tục như thế trong vòng 6 tháng tiếp theo, để rồi con số cuối cùng là 206 triệu USD thua lỗ cho công ti.

Hậu quả là anh bị đuổi việc, chịu mức án 3 năm tù giam và thậm chí còn được lấy tên đặt cho một động từ mới – “davilar” – với ý nghĩa diễn tả bạn đã làm hỏng một việc vô cùng hệ trọng.


7. Vứt tiền Bitcoins

James Howells kiếm được 7.500 Bitcoins vào năm 2009 khi mà chúng gần như vô giá trị. Đến năm 2013, một Bitcoin trị giá 613 bảng Anh, tức là nó thể mang lại cho Howells một số tiền lên đến gần 5 triệu bảng Anh. Điều đáng tiếc ở đây là gì? Howells để Bitcoin trong ổ cứng của mình sâu trong một ngăn kéo nhiều năm trời và sau đó ném đi không ngần ngại. Đến khi nhận ra ấy, anh đã phải tới bãi rác địa phương với hi vọng tìm lại được các ổ đĩa có thể nằm sâu hơn 7 mét dưới các đống rác rưởi.


8. Thất lạc tàu không gian, thiệt hại 327,6 triệu USD

Mars Climate Orbiter là con tàu không gian được phóng ngày 11/12/1998 với nhiệm vụ tiếp cận sao Hỏa để thu thập những thông tin về khí hậu trên hành tinh này. Tuy nhiên, trên thực tế, những sai sót dù nhỏ nhất trong các thử nghiệm vũ trụ thì cũng có thể trả một cái giá rất đắt.

Cụ thể, do lỗi trong phần mềm điều khiển đã khiến con tàu trị giá 327,6 triệu USD lệch quỹ đạo và bị thất lạc. Kết quả là sai số trong phần mềm điều khiển khiến con tàu hàng trăm triệu USD chịu kết cục thảm khốc.

Mars Climate Orbiter tiếp cận bầu khí quyển của sao Hỏa ở khoảng cách thấp hơn rất nhiều so với dự kiến. Do đó, con tàu đã bị lực hút của sao Hỏa kéo xuống và ma sát mạnh với bầu khí quyển khiến nó rơi xuống và bốc cháy.


9. công ti phát thưởng

Một công ti giao dịch ô-tô tại Roswell, New Mexico đã tổ chức một sự kiện, cổ vũ, kích cầu người tiêu dùng và quảng bá cho sản phẩm của mình bằng cách giấu giải thưởng 1000 USD phía sau 50.000 tấm thẻ cào được phát ra ngẫu nhiên.

Tuy vậy, không hiểu tại sao bất kì một tấm thẻ nào cũng đều chứa mã nhận giải đằng sau, khiến cho hãng sản xuất ô tô thiệt hại đến 50 triệu USD. Nỗ lực “cứu vớt” của công ti bằng cách giải thích và đền bù cho sự nhầm lẫn bằng một voucher 5 USD tại Walmart không nhận được sự đồng ý nào cả. Thật đáng sợ và đen đủi cho họ.


Có lẽ những sai lầm trên sẽ khiến những cá nhân, tổ chức có liên quan học được những bài học “nhớ đời”.

BÌNH LUẬN