Thế Giới Di Động, FPT Shop “ngang nhiên” nhập hàng từ hãng và bỏ qua nhà phân phối

0
919

Trong : hãng sản xuất – công ty phân phối – chuỗi bán lẻ – người tiêu dùng, ông Đăng cho biết nhà bán lẻ lẫn công ty phân phối đều chịu những rủi ro riêng.

the-gioi-di-dong-co-mua-noi-fpt-shop1459748552
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động Thế Giới Di Động, cho biết đối với lớn hệ thống này đều đã nhập hàng trực tiếp. Ông Hiểu Em không giấu ý định tự nhập tất cả các mặt hàng không qua nhà phân phối.

Điện thoại di động và các mặt hàng công nghệ trước khi đến tay người dùng thông thường sẽ trải qua quy trình sau: Nhà sản xuất bán hàng cho công ty phân phối (bán sỉ), sau đó công ty phân phối sẽ bán lại cho các nhà bán lẻ khác nhau, sản phẩm từ nhà bán lẻ sẽ được bán lại cho người dùng cuối; đôi khi sẽ có trường hợp nhà bán lẻ lớn bán hàng lại cho cửa hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên mô hình này diễn ra cách đây vài năm, hiện nay khi các nhà bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, đã chiếm thị phần lớn, có đủ nguồn lực và đầu ra sản phẩm nên chủ động bắt tay với nhà sản xuất để nhập hàng, không qua đơn vị trung gian là các công ty phân phối.

Kể từ khi bị các nhà bán lẻ giành mất quyền phân phối, các công ty phân phối lớn như FPT Trading, Digiworld, và ngành hàng công nghệ của các công ty thuộc Petrosetco (Dầu khí) bị ảnh hưởng nghiêm trọng về doanh thu. Các chuyên gia tương lai rất khó khăn cho các công ty phân phối, buộc các công ty này phải tìm lối ra trong định hướng sắp tới.

Nhà bán lẻ giành vai nhà phân phối, ai cũng rủi ro

Hội thảo “Hướng đi mới trong ngành phân phối công nghệ” do Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc), Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), Công ty Cổ phần Thế Giới Số (DGW) tổ chức tuần trước đã hé mở hướng đi mới cho các công ty phân phối mà DGW đang áp dụng.

Ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó giám đốc Trung tâm Vietinbanksc – nhận xét thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh, là lĩnh vực vẫn mang lại lợi nhuận tốt. Ông Đăng dẫn số liệu cho biết, năm 2015, nhu cầu tiêu thụ điện máy toàn thị trường đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2014. Trong đó, nhóm điện thoại di động chiếm 42,4%, nhóm điện tử điện lạnh (ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…) chiếm 42,7%, nhóm máy tính, laptop, máy in chiếm 12,9%, và 2% còn lại thuộc về nhóm máy chụp hình.

Trong chuỗi cung ứng: hãng sản xuất – công ty phân phối – chuỗi bán lẻ – người tiêu dùng, ông Đăng cho biết nhà bán lẻ lẫn công ty phân phối đều chịu những rủi ro riêng.

Đối với công ty phân phối, có hai rủi ro chính về tài chính và kinh doanh. Về tài chính, công ty phân phối gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho như nhập quá nhiều, bảo quản không hợp lý khiến hàng hóa bị hỏng hóc, giảm giá trị. Khi giá bán thành phẩm giảm, việc sở hữu nhiều hàng tồn kho đã nhập với giá cao cũng khiến cho nhà bán buôn phát sinh thêm các chi phí trích lập dự phòng; các rủi ro liên quan đến công nợ phải thu từ các chuỗi bán lẻ; khi nhập khẩu hàng hóa, phải chịu rủi ro về tỷ giá. Về kinh doanh, công ty phân phối sẽ gặp khó khi hoạt động phân phối phụ thuộc vào một nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ lớn. Ông Đăng đã chỉ ra ví dụ của DGW khi phải chịu thiệt hại từ mảng kinh doanh phân phối điện thoại Nokia khi hãng sản xuất này tuyên bố dừng sản xuất.

Tuy nhiên trong chuỗi này, khi không còn hợp tác với công ty phân phối, chuỗi bán lẻ cũng gặp rủi ro. Chẳng hạn, do thời gian nhập từ nhà sản xuất lâu hơn so với nhập từ nhà phân phối, độ trễ này sẽ khiến nhà bán lẻ chịu các rủi ro về biến động giá, về thay đổi công nghệ, về thay đổi xu hướng tiêu dùng. Khi nhập hàng nhiều, vòng quay hàng tồn kho sẽ có xu hướng chậm lại. Ngoài ra, chuỗi bán lẻ khi tự nhập hàng sẽ dính rủi ro xử lý hàng tồn kho khi không thể phân phối cho các chuỗi bán lẻ khác trong khi nhà bán buôn có thể làm được điều này. Ông Đăng nhấn mạnh thêm các hạn chế khác khi nhà bán lẻ ít có khả năng thực hiện các nghiệp vụ logistic (nhập hàng từ hải quan, lưu kho,…), ít có khả năng phân phối được các mặt hàng mới trên thị trường do năng lực marketing các nhãn hàng mới thấp.

Mặc dù cạnh tranh quyết liệt và nhà phân phối đang có dấu hiệu yếu thế, tuy nhiên nói trước hàng trăm tham gia hội thảo, ông Đăng cho biết các công ty niêm yết như Thế Giới Di Động (MWG), Thế Giới Số (DGW), Công ty cổ phần phân phối Dầu Khí (PSD) đều có các chỉ số thị trường tốt, có thể đầu tư.

Hướng đi mới cho công ty phân phối

Để giải quyết bài toán bị nhà bán lẻ giành thị phần, ông Nguyễn Hải Khôi – Trưởng bộ phận quan hệ nhà đầu tư Công ty Cổ phần Thế Giới Số – cho biết kể từ năm 2016, DGW sẽ định vị là một đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển thị trường chứ không chỉ phân phối hay thương mại đơn thuần.

Với vai trò mới, công ty phân phối sẽ không chỉ nhập hàng từ nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán lẻ, mà sẽ hoạt động rộng hơn. Đây là giải pháp tích hợp bao gồm đầy đủ các dịch vụ toàn bộ chuỗi giá trị từ Phân tích thị trường và xây dựng chiến lược marketin; Thực hiện chiến lược marketing; Nhập khẩu, kho bãi, hậu cần; Phân phối; Hậu mãi. Quy trình này thực hiện gần như toàn bộ các khâu khi một hãng mới vào thị trường Việt Nam cần thuê một đơn vị trung gian thực hiện các kinh doanh. Lúc này công ty phân phối không chỉ đảm nhiệm “phân phối” nữa mà thực hiện dịch vụ từ đầu đến cuối trong việc phát triển thị trường cho một hãng mới.

Dịch vụ này đang được DGW thực hiện cho hãng điện thoại Freetel (), và trước đó là Wiko; có thể Obi cũng là nhãn hàng mà DGW đang làm theo hướng này.

Sau khi làm dịch vụ phát triển thị trường thành công cho các hãng công nghệ, kinh nghiệm này có thể được dùng để áp dụng cho các công ty thuộc lĩnh vực khác, chắc chắn tiềm năng phát triển sẽ lớn, ông Khôi phát biểu.

Tương lai của công ty phân phối

Nói về sự cạnh tranh hiện tại và tương lai của các các nhà phân phối, ông Khổng Phan Đức – Tổng Giám Đốc VietinBankSc, người từng có kinh nghiệm làm việc tại FPT thời FPT còn mạnh về phân phối – cho rằng mỗi mô hình (bán lẻ, nhà phân phối) đều có ưu điểm nhược điểm khác nhau, chứ không có ưu điểm tuyệt đối.

photo-0-1481441588170

Ông Khổng Phan Đức – Tổng Giám Đốc VietinBankSc.

Ông lấy ví dụ: Các nhà bán lẻ để đảm bảo chi phí cố định (mặt bằng, ,…) buộc nâng giá bán lên, người tiêu dùng mua giá khá cao. Điều này thể hiện ở biên lãi gộp của ba niêm yết trên sàn chứng khoán là hoàn toàn khác nhau. Lãi gộp của bán lẻ buộc phải duy trì ở mức cao hơn 15%, DGW và PSD thấp hơn nhưng DGW trội hơn 6,28%.

Với mô hình qua các nhà phân phối, các nhà phân phối có quyền tiếp cận đến rất nhiều cửa hàng khác nhau, từ to đến nhỏ. Trong đó, mỗi cửa hàng có sự tối ưu hóa chi phí khác nhau, cạnh tranh trực tiếp với nhau, giá đến người tiêu dùng có cạnh tranh hơn là mô hình bán lẻ.

“Một lần nữa, tôi muốn khẳng định lại rằng, các mô hình cạnh tranh là tồn tại song song nhau và mãi mãi như thế. Từng giai đoạn, sẽ có sự trội lên của mô hình này thay cho mô hình khác, nhưng sự cạnh tranh vận động lẫn nhau tạo nên sự phát triển”, ông Đức kết luận.

Theo ICTNews

BÌNH LUẬN