Sau sự hào nhoáng của tiếp viên hàng không là những giọt mồ hôi và nước mắt mà họ đã phải bỏ ra

0
2610

Ngoài ra, một số hãng hàng không là lấy tiêu chuẩn sải tay để quyết định việc ứng tuyển của các ứng viên. Theo đó, các của Emirates Airlines của các tiểu vương quốc Ả Rập yêu cầu các tiếp viên của mình phải có sải tay dài 212 cm khi đứng kiễng chân để có thể xử lí hành lí trong khoang chứa.

1. Chiều cao – Cân nặng

Ngành công nghiệp hàng không là một trong những nơi thật sự chú trọng đến ngoại hình vì đây được xem là điều kiện tiên quyết để xét tuyển ứng cử viên. Nếu bạn muốn trở thành tiếp viên hàng không, bạn không được phép quá cao hoặc quá thấp. Cụ thể, hầu hết các hãng hàng không đều có tiêu chuẩn về chiều cao tối thiểu từ 1.58m đến tối đa là 1.8m (không tính giày).


Lí giải vì sao phải là những con số đó, các hãng hàng không cho biết 1.58m là chiều cao tối thiểu mà một tiếp viên phải đạt đến để có thể dễ dàng với tới hộc hành lí phía trên trần của các máy bay. Cũng cùng lí do đó, nếu tiếp viên hàng không cao quá 1.8m thì sẽ khó khăn trong việc di chuyển trên máy bay nhất là các loại tàu bay nhỏ và trần thấp.

Ngoài ra, một số hãng hàng không là lấy tiêu chuẩn sải tay để quyết định việc ứng tuyển của các ứng viên. Theo đó, các tiếp viên hàng không của Emirates Airlines của các tiểu vương quốc Ả Rập yêu cầu các tiếp viên của mình phải có sải tay dài 212 cm khi đứng kiễng chân để có thể xử lí hành lí trong khoang chứa.


Đội ngũ làm việc cho hãng hàng không Malaysia Airlines cần có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) đạt ngưỡng 22-25 với nữ giới, và 25-28 với nam giới.

Bất cứ tiếp viên nào có chỉ số nằm ngoài tiêu chuẩn này sẽ phải nghỉ phép trong vòng 2 tuần để giảm cân. Đều đặn 2 tháng một lần, đội ngũ phi hành đoàn đều phải kiểm tra số đo.

2. Ngoại hình

Nguyên tắc trang điểm được thống nhất bởi toàn bộ ngành công nghiệp hàng không rằng đối với lĩnh vực trang điểm, nguyên tắc càng ít thì càng tốt được tán thành hơn cả vì các hãng hàng không luôn muốn duy trì vẻ đẹp tự nhiên của các nữ nhân viên. Hay nói cách khác, các nữ tiếp viên hàng không là gương mặt đại diện của vẻ đẹp đất nước mình để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Do vậy, tính chỉn chu, nhã nhặn và truyền thống luôn được đề cao. Bên cạnh trang điểm, nữ tiếp viên hàng không còn phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về nụ cười rạng rỡ bằng việc giữ răng trắng, đều cùng hơi thở thơm mát mọi lúc mọi nơi.


Các hãng hàng không Anh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng về ngoại hình của đội ngũ tiếp viên. Họ yêu cầu về trang phục khắt khe, thậm chí sơn móng tay phải là màu đỏ hoặc rất nhạt.

Malaysia Airlines yêu cầu phụ nữ mặc trang điểm để phù hợp với trang phục, sử dụng tối thiểu 3 màu phấn mắt. Nữ tiếp viên của hãng hàng không Emirates dùng màu sơn móng tay theo quy định, màu sắc tương đương với màu son môi hoặc màu mũ và không có hình xăm ở nơi có thể nhìn thấy khi mặc đồng phục.


3. Chương trình đào tạo

Mỗi tiếp viên hàng không phải trở thành một chuyên gia an toàn để bảo đảm sự an toàn của hành khách, chứ không đơn thuần là phục vụ nước cho mọi người. Quá trình huấn luyện là không tưởng, nó được ví như sinh con vậy. Bạn không thể biết nó khó thế nào nếu chưa thực sự trải qua nó.


Hãng hàng không TAM của Brazil yêu cầu tất cả các tiếp viên đều phải trải qua khóa đào tạo tăng cường để rèn luyện kĩ năng sinh tồn tại rừng rậm . Với hãng, điều này rất quan trọng khi hơn 1 nửa diện tích Brazil được bao phủ bởi rừng nhiệt đới.

Họ chuẩn bị sẵn cho tiếp viên mọi khả năng xấu nhất xảy ra khi máy bay hạ cánh khẩn cấp ở nơi dày đặc cây cối. Trên thực tế, chính phủ Brazil yêu cầu tất cả các hãng hàng không trong nước đều yêu cầu tiếp viên trải qua các khóa huấn luyện này.

Tiếp viên của TAM thậm chí còn được đào tạo cả phương pháp dùng các mảnh vỡ máy bay để dựng một nhà vệ sinh tạm thời.


Các tiếp viên hàng không của Chengdu East Star Airlines còn phải trải qua khóa huấn luyện quân sự nghiêm ngặt.


Những ứng viên nộp đơn vào hãng EasyJet cần đảm bảo có thể đi bộ dưới nước ngập quá vai ít nhất 1 phút. Trong khi đó, hãng Ryanair yêu cầu tiếp viên của mình “đều biết bơi lội”.


4. Khối lượng công việc

Công việc của một tiếp viên hàng không không chỉ là đưa đồ ăn, phát đồ uống nhưng đáng tiếc rằng, đấy là những gì mọi người thấy, đặc biệt là trong những chuyến bay nội địa. Có đến 300 luật cần các tiếp viên hàng không phải tuân thủ như luôn phải có thái độ niềm nở khi phục vụ khách kể cả khi khách trở nên thô lỗ, luôn phải “đi nhẹ nói kẽ” để không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách. Họ còn bị gò bó bởi những quy định về trang phục và hàng trăm những luật lệ khác.


Họ được huấn luyện để có thể xử lí trong những tình huống khẩn cấp nếu máy bay không may bị tai nạn, phát hiện bom trên khoang, dập lửa khi có hỏa hoạn phát sinh trong khi ở trên không hay khi máy bay đâm phải những nơi có điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt.


Đối với hãng hàng không giá rẻ, tiếp viên phải đảm nhận cả việc dọn vệ sinh máy bay và bán hàng để tăng doanh thu cho hãng và tăng thu nhập cho mình. Hàng hóa bán trên máy bay là đồ ăn, nước uống, đồ lưu niệm, đặc sản các địa phương.

5. Cách tính lương và chi tiêu

Có những ngày, nhân viên hàng không làm việc liên tiếp 12 giờ, nhưng thực tế, họ chỉ được tính là làm 6 tiếng. Vì lương của họ không tính những lúc làm thủ tục lên và xuống máy bay mà nó chỉ thực sự được tính từ lúc mọi người đã lên hết máy bay và đóng cổng.


Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều chi phí phát sinh đến từ công việc, nhiều gần bằng tiền thuê nhà. Vì bạn sẽ không thường xuyên ở nhà, nên bạn phải mất thêm chi phí để “trú tạm” ở đâu đấy và kèm theo là vô số những chuyến xe để di chuyển, những bữa ăn dọc đường, đồng phục, hành lí, tiền bo cho lái xe và một lượng tiền mặt luôn có sẵn trong người để phòng khi những người đồng nghiệp của bạn muốn đi “quẩy” ở đâu đấy..

5 năm đầu tiên, bạn sẽ rất nghèo và cuộc sống sẽ khá là chật vật nên chắc chắn phải ở chung với nhiều người.Tuy nhiên sau này, khi làm tiếp viên hàng không, bạn có thể không giàu, nhưng bạn sẽ có một thu nhập khá và sẽ có thể kiểm soát số lượng tiền mình có thể làm ra là bao nhiêu.

6. Bệnh nghề nghiệp

Do tính chất công việc phải thường xuyên hoạt động trong môi trường máy bay, bị giới hạn nhiều về không gian lẫn không khí để thở, thêm vào đó là liên tục thay đổi áp suất cho những lần cất – hạ cánh cũng như thường xuyên phải thay đổi khí hậu đột ngột nên các tiếp viên hàng không thường bị vấn đề với tai và xoang mũi. Ngoài ra, những bệnh như sỏi thận, lãng tai, trầm cảm, mất ngủ, những chấn thương, vấn đề tiêu hóa… thường xuyên gặp ở nghề này.

Ngoài những hi sinh về mặt sức khỏe, tiếp viên hàng không còn chịu nhiều thiệt thòi về phương diện học tập, tình cảm gia đình… bởi những chuyến bay nối dài từ ngày này qua ngày khác, giờ làm việc không ổn định… Nhưng cái khắc nghiệt nhất của nghề này có lẽ lại chính là tuổi nghề. Cho dù có gắn bó với nghề nhiều đến như thế nào, một tiếp viên hàng không không thể tiếp tục bay ở tuổi 45.


Hàng năm có hàng nghìn chuyến bay và ngày càng nhiều người chọn máy bay làm phương tiện vận chuyển khiến chúng ta có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều tiếp viên hàng không. Thậm chí đây còn là nghề nghiệp đáng mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, nghề nghiệp nào cũng có mặt trái, lương cao đồng nghĩa với công việc không hề đơn giản đúng không nào?

BÌNH LUẬN