Rùng rợn trước 8 tục lệ mai táng kỳ lạ nhất ở trên thế giới

0
1759

Mỗi làng thường sẽ có một miếu thờ riêng của mình và họ thường mai táng những thành viên trong làng ở những ngôi đền này.

Vác hài cốt đi xung quanh làng, thiên táng, mộc táng hay kiến táng… là những kỳ lạ và rùng rợn nhất trên thế giới.

1. Vác hài cốt đi vòng quanh làng

Tang lễ truyền thống của người Malagasy ở Madagascar có tên gọi là Famadihana. Theo phong tục của người Malagasy thì cứ 7 năm một lần, người dân nơi đây lại đào mộ lên, thu gom xương cốt của người đã khuất và bọc vào tấm vải mới. Sau đó, người Malagasy vác “bọc” xương đi bộ vòng quanh làng, vừa đi, họ vừa ca hát nhảy múa và chơi nhạc cụ. Đây là cách đặc biệt để người Malagasy tưởng nhớ người đã khuất.

Vác “bọc” xương đi bộ vòng quanh làng và ca hát, nhảy múa là cách tưởng nhớ người đã khuất của tộc Malagasy.

2. Chôn thi hài em bé trên cây

Chỉ những em bé chưa mọc răng mới được an táng theo cách này.

Tại vùng núi Tana Toraja của tỉnh Nam Sulawesi – Indonesia có phong tục mai táng các em bé vô cùng kỳ lạ. Khi có một em nhỏ qua đời, người thân sẽ chôn trong cây cổ thụ trong khu rừng gần làng. Người thân của em bé sẽ khoét rỗng thân cây cổ thụ vừa một chỗ đặt thi hài đứa bé. Bên ngoài được che đậy bằng một cánh cửa làm từ lá cọ. Trên mỗi thân cây to có thể “chôn” được nhiều thi thể. Điều đặc biệt là chỉ có những em bé chưa mọc răng mới được an táng tại đây.

3. Thiên táng

Theo nghi thức cổ của người thời phong kiến, người mất được treo quan tài trên vách đá. Người ta tin rằng, quan tài càng được treo cao thì càng gần trời với mong muốn người chết sẽ có thể đến gần thiên đường hơn. Việc đặt quan tài trên núi cao cũng thể hiện mong muốn linh hồn của người đã khuất được tự do “đi lại” quanh các ngọn đồi núi.

Việc đặt quan tài trên núi cao để người chết có thể gần thiên đàng hơn hoặc tự do đi lại giữa các vùng đồi núi.

4. Điểu táng

Cũng ở Trung Quốc, tại vùng Tây Tạng người ta vẫn áp dụng cho đến ngày nay truyền thống mai táng người đã khuất bằng phương thức thiên táng hay điểu táng. Khi một người nào đó qua đời, thi hài sẽ được mang lên vùng núi cao để cho các loài thú hoang, đặc biệt là chim kền kền đến rỉa xác. Những người làm công việc mai táng thậm chí còn đập nhỏ phần xương để lũ chim, thú có thể dễ dàng mang đi.

Thi hài sẽ được mang lên vùng núi cao để cho các loài thú hoang, đặc biệt là chim kền kền đến rỉa xác.

5. Tự thiêu chết theo chồng ở Ấn Độ

Hành động tự thiêu này được coi như biểu hiện sự chung thủy và tình cảm của người vợ đối với người đã chết.

Phong tục chôn cất cổ xưa ở Ấn Độ gọi là Sati, chỉ dành cho những phụ nữ góa chồng. Khi chồng chết và được đem hỏa táng, người vợ buộc phải chết theo chồng bằng cách nhảy vào giàn thiêu. Hành động này được coi như biểu hiện sự chung thủy và tình cảm của người vợ đối với người đã chết.

6. Chôn hai lần ở Indonesia

Vào tháng 8 hàng năm, người dân Toraja ở Indonesia lại đào thi hài người quá cố lên, thay quần áo mới, tắm rửa và sửa lại quan tài cho họ. Sau đó, họ giữ xác chết đứng thẳng và cho đi bộ về nhà. Tiếp đến họ đặt xác vào quan tài rồi mang đến nơi chôn cất như cũ. Nghi lễ này có tên là Manene.

Ngôi nhà của tộc người Toraja ở Indonesia.

7. Mai táng lộ thiên ở Bali

Một ngôi làng cổ ở Trunyan, thuộc đảo Bali – Indonesia, người ta không mai táng người chết ngay mà đặt xác trong một chiếc lều nhỏ làm bằng tre, đặt dưới gốc cây to. Sau một thời gian dài cái xác tự phân hủy và chỉ để lại một bộ xương. Lúc này người nhà mới đến thu gom và mang hài cốt đến xếp chồng lên nhau ở một ngôi đền bằng đá trong rừng rậm.

Người ta không mai táng người chết ngay mà đặt xác trong một chiếc lều nhỏ làm bằng tre, đặt dưới gốc cây to.

8. Kiến táng ở Solomon

Quần đảo Solomon là một của người Melanesia, nằm ở phía Đông của đất nước Papua New Guinea. Người Solomon có tục mai táng người chết khá độc đáo. Họ mang thi thể người quá cố tới nơi hoang vu, cho những đàn kiến ăn dần cho đến khi hết phần da thịt bên ngoài và chỉ còn trơ lại bộ xương.

Mỗi làng thường sẽ có một miếu thờ riêng của mình và họ thường mai táng những thành viên trong làng ở những ngôi đền này.

Riêng phần hộp sọ sau đó sẽ được thu lượm và đặt trên nhỏ Nusa Kunda, giống như một khu vực nghĩa trang. Ngoài ra, mỗi làng thường sẽ có một miếu thờ riêng của mình và họ thường mai táng những thành viên trong làng ở những ngôi đền này. Hộp sọ mang lên đảo thường được đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung xây dựng bằng gỗ, đá và các tảng san hô.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN