Phát hoảng với những món quen thuộc hằng ngày có giá đắt đỏ khó tin

0
1896

Không phải bỗng nhiên mà những món ăn thức uống quen thuộc hàng ngày lại có giá bán cực kì “chát chúa”. Nếu không phải được làm từ những nguyên liệu hảo hạng, quá trình chế biến kì công thì cũng là do mục đích dùng làm tự thiện của chúng. Vì vậy nhiều thực khách không ngại ngần bỏ ra số tiền lớn để nếm thử những hương vị độc lạ này.

1. Chuối – 150.000 đồng/quả


Mỗi quả chuối Gokusen được đóng gói trong một hộp riêng biệt và có một số sê-ri riêng. Loại chuối này được trồng ở khu vực đạt tiêu chuẩn sinh thái ở Philipin ở độ cao 500 mét so với mực nước biển. Chúng được tạo ra từ 100 loài khác nhau và đạt tiêu chuẩn với ba vị ngọt, thơm và tinh chế hơn nhiều so với chuối thông thường. Loại chuối này nặng khoảng 200 gram và mỗi quả có giá 6 euro (khoảng 150.000 đồng). Chúng được bán với số lượng rất hạn chế.

2. Ớt – 550 triệu đồng/kg


Có nguồn gốc từ những khu rừng thuộc phía bắc của Peru, ớt Aji Charapita từng là loại cây sống hoang dã, mới được người dân đưa về để trồng với mục đích thương mại. Loại ớt hạt tiêu này có kích thước chỉ tương đương với hạt đậu. Khi dùng tươi, thực khách có thể cảm nhận được hương vị trái cây mạnh mẽ, rất phù hợp cho món salat hay nước sốt vị nhiệt đới.

Để có được những trái ớt Aji Charapita là điều không dễ dàng. Đầu tiên, loại ớt này rất khó để tìm nguồn cung cấp ngoại trừ Peru. Trừ khi bạn sẵn lòng mua hạt giống và tự trồng. Lí do tiếp theo, mức giá của loại ớt này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Bạn cần bỏ ra ít nhất 25.000 USD (hơn 550 triệu đồng) để có được 1 kg ớt hạt tiêu – một mức giá gần như không tưởng cho loại gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống. Do vậy, Aji Charapita còn được mệnh danh là “mẹ của các loại ớt”.

“So với các gia vị cay khác, ớt charapita cực kì cay và được khuyến cáo không nên ăn tươi. Tuy nhiên, khi sấy khô và cho vào súp gà, nó có vị cay nhẹ, thậm chí cũng ăn được”, một nông dân cho biết. Theo Priska, loại ớt này cần thời tiết nóng để phát triển và phải kì công chăm sóc.

Charapita chỉ mọc được ở môi trường hoang dã trong rừng cạnh những cây lớn. Loại ớt này nằm trong số những gia vị đắt nhất thế giới cùng với hoa nghệ tây và vani. Chúng còn khá mới mẻ trên thị trường châu Âu nhưng đang dần trở nên phổ biến bởi hương vị tuyệt vời và thú vị được các đầu bếp ở nhà hàng cao cấp ưa chuộng.

Được biết, độ cay của loại ớt này lên tới 30.000 tới 50.000 độ cay Scolville, thậm chí nó còn cao gấp 4-20 lần ớt jalapeño nổi tiếng. Theo mô tả, độ cay này thậm chí có thể “làm thủng” lưỡi bạn.

3. Snack khoai tây – 250.000 đồng/miếng


Một nhà máy bia của Thụy Điển đã tạo ra món snack khoai tây chiên nhằm phục vụ các thực khách khi uống bia. Tuy nhiên, món khoai tây chiên này không những không miễn phí mà còn có giá đắt bất ngờ khiến rất nhiều người phải suy nghĩ khi hỏi mua.

Giá chính thức của hộp khoai tây chiên sang trọng này là 56 USD (khoảng 1.270.000 đồng). Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hộp khoai tây chiên này chỉ có vỏn vẹn có 5 miếng. Tức là tính ra, mỗi miếng khoai tây chiên như thế sẽ có giá hơn 11 USD (khoảng 250.000 đồng).

Nguyên liệu làm nên món khoai tây chiên St. Erik đều rất đặc biệt. Đầu tiên là nấm Matsutake, đây là loại nấm quý hiếm trên thế giới bởi nó chỉ mọc lên từ rễ cây thông nên không thể trồng nhân tạo được. Do số lượng hạn hẹp nên loại nấm này có giá đắt đỏ là điều tương đối dễ hiểu. Nguyên liệu thứ 2 là loại tảo biển Truffle, một loại tảo biển giàu vitamin và khoáng chất có nguồn gốc từ quần đảo Faroe và tất nhiên là giá thành cũng không rẻ.

Ngoài ra, trong món snack khoai tây chiên này còn có thêm hoa rau thì là từ bán đảo Bjäre, hành tây từ Leksand, bia Pale Ale Ấn Độ. Và cuối cùng là khoai tây từ vùng Ammärnas. Trong đó, hành tây Leksand chỉ trồng được trong khoảng thời gian rất ngắn từ tháng 5 đến tháng 8 nên cũng thuộc loại thực phẩm hiếm và đắt.

Đặc biệt nhất là thành phần khoai tây, khoai tây ở đây chỉ trồng được trên sườn dốc cao vùng Ammärnas, nơi đảm bảo đón được ánh nắng mặt trời đầy đủ thì mới phát triển và đảm bảo thơm ngon. Ngoài ra, do đây là khu vực có địa hình không bằng phẳng nên mọi công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch đều được thực hiện bằng tay chứ không có sự can thiệp bởi bất kì máy móc nào.

Mặc dù có giá đắt đỏ là thế, nhưng do được làm từ quá nhiều nguyên liệu quý hiếm nên món khoai tây chiên này vẫn có rất nhiều người mua ăn. Bằng chứng là sau khi tung ra 100 hộp khoai tây chiên đầu tiên thì đã cửa hàng này đã bán sạch ngay lập tức. Phần lớn những người có cơ hội thưởng thức miếng khoai tây chiên “đắt xắt ra vàng” này thì đều có cảm nhận là đáng đồng tiền bởi hương vị của nó ngon khó tả.

4. Dầu oliu – 330 triệu đồng/chai


Dầu ô liu là nguyên liệu rất quan trọng với đầu bếp. Đây là loại dầu cao cấp, có giá cao hơn nhiều loại dầu ăn khác trên thị trường. Không dừng ở đó, Lambda quyết giành ngôi vị dầu ô liu đắt nhất trên thị trường. Thường được gọi là “loại dầu ô liu cao cấp đầu tiên”, Lambda có giá khoảng 54 USD cho 500ml. Bên cạnh đó, nhà sản xuất còn đưa ra nhiều tùy chọn đắt tiền như vỏ hộp thiết kế riêng theo ý muốn khách hàng. Khi đó, giá bán của Lambda có thể lên tới 14.698 USD (khoảng 330 triệu đồng). Lambda khởi nguồn từ Hi Lạp, quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm từ ô liu.

Ngoài ra, dầu được làm từ những quả ô liu thượng hạng được chọn lọc kĩ càng, không thêm bất kì hóa chất hay phụ gia nào để giữ nguyên màu sắc và hương vị.

5. Trà sữa trân châu – 540.000 đồng/li


Được tạo ra bởi Franck Desplechin, bếp trưởng tại St. San Francisco, loại trà sữa này khá đặc biệt với trà sữa thông thường. Bột trà là sự kết hợp của trà đen Ấn Độ, và Sri Lanka, cùng với đó là tinh dầu của chanh dây và vải. Nó được pha chế bằng cách sử dụng đá, một điều hoàn toàn khác biệt so với các loại trà bình thường vốn sử dụng nước sôi.

Phần đi kèm theo của loại trà sữa là topping cũng được làm hết sức kì công. Trân châu được làm từ trái dâu rừng, được hòa lẫn cùng các hỗn hợp thảo dược, cùng với đó là nước cốt chanh dây, bột caramel thượng hạng và loại muối Fleur de Sel tự nhiên của người Pháp. Đầu bếp còn gợi ý rằng người dùng nên lắc tất cả trước đó để được thưởng thức hương vị đặc sắc nhất.

Nếu như không thể tới tận San Francisco để thưởng thức loại trà sữa đặc biệt này, bạn có thể đặt mua bột trà sữa trên trang web. Chỉ riêng gói bột cho 4 cốc trà sữa có giá 24 USD (540.000 đồng), còn nếu muốn mua thêm topping thì bạn phải đặt hàng riêng.

6. Mì ăn liền – 1.125.000 đồng/hộp


Mì ăn liền vốn được mệnh danh là người bạn không thể thiếu của các sinh viên nghèo nhưng hãng Harrods Pot Noodle đã góp phần thay đổi định kiến này. Là sự kết hợp của hãng mì ăn liền giá rẻ Pot Noodle và Harrods Department Store, 100 hộp mì phiên bản giới hạn đã được bán với giá 50 USD (1.125.000 đồng) mỗi hộp, cao hơn 200 lần so với giá thông thường. Mặc dù vậy, sản phẩm này xuất phát từ ý tốt là ủng hộ cho hội từ thiện mang tên Action Against Hunger.

Môt lí do nữa khiến sản phẩm mì ăn liền này có giá cao như vậy là do nó đựng trong một chiếc hộp sang trọng mạ vàng được làm thủ công, đi kèm với khăn ăn và một chiếc nĩa cũng được chế tác tinh xảo.

Không phải bỗng nhiên mà những món ăn thức uống quen thuộc hàng ngày lại có giá bán cực kì “chát chúa”. Nếu không phải được làm từ những nguyên liệu hảo hạng, quá trình chế biến kì công thì cũng là do mục đích dùng làm tự thiện của chúng. Vì vậy nhiều thực khách không ngại ngần bỏ ra số tiền lớn để nếm thử những hương vị độc lạ này.

BÌNH LUẬN