3 bài học xương máu của những tay bán hàng cự phách sẽ giúp bạn hiểu được thành công thực sự cần điều gì?
Trên thực tế, phần đông các tỷ phú đều xuất thân từ lĩnh vực sales (bán hàng). Dù là Samuel Palmisano làm việc cho IBM hay Robert Herjavec thành công rực rỡ trên Shark Tank, họ đều bắt đầu sự nghiệp bằng cách học cách bán hàng. Trong khảo sát của một công ty tuyển dụng, trong số 53 tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng, khoảng 20% từng làm việc trong lĩnh vực sales.
Thử dành vài giây nhớ về lần cuối cùng bạn đối mặt với một nhân viên bán hàng? Bạn mất bao lâu để dứt ra khỏi những lời mời mọc mua hàng của cô ta/ anh ta? Chắc là ít thì cũng phải vài phút. Tuy nhiên thì, rất có thể, trong tương lai, người ta sẽ có không có cơ hội tiếp xúc với hình thức bán hàng trực tiếp như thế này nữa.
Dù bán hàng online ngày càng khẳng định được những ưu thế vượt trội đối với kinh doanh, những bài học rút ra từ bán hàng trực tiếp vẫn cần được lưu lại và ứng dụng. Những bài học đó là kinh nghiệm vô giá dẫn đến thành công dù bạn quyết định bán hàng trên facebook hay mở một cửa hàng trên một con phố nào đó.
Ba bài học của những tay sales cự phách sẽ giúp bạn tạo được bàn đạp cho sự thành công của chính mình:
Lòng can đảm là thứ không thể thiếu
Có một sự thật đau lòng là sự từ chối diễn ra thường xuyên trên mọi lĩnh vực đời sống. Nó xảy ra trong kinh doanh, trong đời sống tình cảm và trong mọi mối quan hệ.
Lòng can đảm, cũng là tiêu đề của cuốn sách viết bởi giáo sư Angela Duckworth, đồng nghĩa với sự dũng cảm và lòng quyết đoán. Dù ngày nay nhiều người coi can đảm là đức tính có cũng được và không có thì cũng không sao nhưng, trong tác phẩm của mình, Duckworth đã nhấn mạnh rằng con người có thể có những cách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của lòng kiên định.
Tôi dám chắc rằng gần như chẳng có người làm làm sales lại đọc cuốn sách trên bởi đơn giản là họ không cần. Sự hà khắc và khó khăn của việc bán hàng khiến họ trở nên chai lì cũng như kiên nhẫn hơn. Mỗi lần đối diện với khách hàng, rủi ro nhận được lời từ chối lên tới 90%, thậm chí, kể cả với khách hàng thân thiết, khả năng thương thuyết thành công cùng lắm cũng chỉ rơi vào khoảng trên dưới 30%. Nói theo cách khác, sales tôi luyện lòng can đảm của người bán hàng.
“Không ngừng tiến về phía trước kể cả khi mọi chuyện trở nên khó khăn và trong lòng bạn đầy ắp hoài nghi. Nhớ rằng, dù bạn chọn con đường nào, bạn cũng phải vấp ngã một vài lần. Nếu bạn cứ mãi nằm tại nơi bạn ngã xuống, bạn là kẻ nhát gan. Nhưng nếu bạn đứng dậy, đó là lúc lòng can đảm được hình thành”.
Đừng coi thường kỹ năng lắng nghe
Khi nghĩ tới những nhân viên bán hàng, người ta thường mường tượng ra những cuộc thương thảo diễn ra chóng vánh và kết thúc bằng việc khách hàng đồng ý bỏ tiền cho sản phẩm được chào bán. Nhưng đó chỉ là phần thiểu số trong giới bán hàng, và thường thì, chỉ những người sales vô cùng chuyên nghiệp mới có thể làm vậy.
Người bán hàng xuất sắc là người biết lắng nghe nhưng chỉ lắng nghe không làm nên một người bán hàng tài năng. Hơn thế nữa, bạn cần trở thành người “nắm đằng chuôi” cuộc nói chuyện và biết cách đưa ra những gợi ý khéo léo cho khách hàng.
Người ta có nhu cầu được lắng nghe bởi họ muốn được quan tâm và tôn trọng. Bên cạnh đó, việc lắng nghe cũng giúp bạn xác định nhu cầu của khách hàng và cách hiệu quả nhất để đáp ứng nó. Dù bạn muốn giải quyết xung đột trong kinh doanh hay nâng tầm quan hệ với đối tác lên một level mới, lắng nghe sẽ giúp bạn đạt mục đích nhanh hơn nhiều so với những cuộc trò chuyện dông dài.
Tự tạo cho mình động lực cố gắng
Người ta thường lầm tưởng rằng nhân viên sales chỉ lấy động lực làm việc từ những thứ như lương thưởng, cạnh tranh. Dù đúng là có những salesman chỉ làm việc khi có kích thích từ bên ngoài, những người giỏi nhất tôi từng làm việc cùng đều có điểm chung là lấy chính bản thân mình làm động lực cố gắng.
Như tôi đã nhắc đến ở phần trên, một người bán hàng phải chịu đựng vô số lời từ chối. Những người lấy cảm hứng làm việc từ môi trường bên ngoài có thể trở nên xuất sắc khi mọi việc diễn biến thuận lợi. Nhưng, họ sẽ dễ dàng nhụt chí nếu gặp thất bại liên tiếp. Mặt khác, những người bán hàng thành công luôn luôn ở trong trạng thái phấn chấn bởi nguồn năng lượng làm việc luôn xuất phát từ nội tại của họ, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như KPI.
Họ tìm ra cách hành động kể cả khi họ phải làm điều họ không muốn. Giả như khi rơi vào tình huống gọi 100 cuộc điện thoại và bị từ chối cả 100, họ sẽ tự tìm cách truyền lửa cho bản thân mình.
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sales là bước đệm quan trọng cho sự thành công của rất nhiều doanh nhân. Thời buổi ngày nay, với sự ứng dụng của Internet trong kinh doanh, tiến trình, kỹ năng sales cũng dần thay đổi.
Viễn cảnh một thế giới không còn những người môi giới bán hàng sẽ thành hiện thực vào một ngày không xa nhưng điều đó không có nghĩa rằng những bài học quý giá trong giới sales sẽ mất đi giá trị.