“Tôi hỏi con thì cháu hồn nhiên bảo, của bạn. Con thấy đẹp nên mang về. Tôi hỏi cháu bạn cho con hay con tự lấy thì cháu không nói. Chỉ đến khi tôi dọa phạt, cháu mới bảo con lấy khi bạn không để ý. Nhiều lần, tôi bắt cháu mang đi trả, thậm chí phạt nhưng không, vẫn tính nào tật ấy.
Đó không phải là tính xấu mà chỉ là một sự trải nghiệm. Nếu sự trải nghiệm này được điều chỉnh sớm, đứa trẻ sẽ phát triển đúng hướng. Còn nếu không, nó có thể biến thành thói quen hoặc tính cách xấu.
Trẻ học người lớn
Có con gái 8 tuổi, chị Minh liên tục cảm điên đầu, không ít lần thấy xấu hổvới mọi người vì tính ăn cắp vặt của bé. Sang nhà hàng xóm chơi, thấy cái gì “ưng mắt” là thể nào con cũng tìm cách lấy về. Ba lô đi học của con ngày nào cũng dư ra một vài thứ. Lúc là mấy mẩu phấn, khi thì cái bút…
“Tôi hỏi con thì cháu hồn nhiên bảo, của bạn. Con thấy đẹp nên mang về. Tôi hỏi cháu bạn cho con hay con tự lấy thì cháu không nói. Chỉ đến khi tôi dọa phạt, cháu mới bảo con lấy khi bạn không để ý. Nhiều lần, tôi bắt cháu mang đi trả, thậm chí phạt nhưng không, vẫn tính nào tật ấy.
Có lần tức điên tôi trói tay chân con lại nó mới mếu máo bảo, bình thường đi chợ với bà con vẫn thấy bà nội nhặt trộm hành, ớt có sao đâu…Tôi chết lặng ” – chị Thanh buồn bã kể lại.
Giải thích về tình huống này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, trẻ nhỏ vốn sống bản năng hơn người lớn rất nhiều. Mỗi khi thích vật gì, trẻ sẽ có xu hướng muốn chiếm làm của riêng. Điều đó xảy ra gần như hầu hết các trẻ. Đó không phải là tính xấu mà chỉ là một sự trải nghiệm. Nếu sự trải nghiệm này được điều chỉnh sớm, đứa trẻ sẽ phát triển đúng hướng. Còn nếu không, nó có thể biến thành thói quen hoặc tính cách xấu.
Điều đáng lưu ý ở đây là nhiều lúc trẻ học tính xấu này từ chính người lớn trong nhà. Có thể trẻ chỉ bắt chước hành vi khi theo mẹ đi chợ (thấy mẹ cũng hay khều trộm một vài cọng hành, nhặt trộm một vài quả ớt hoặc sang nhà hàng xóm thấy vật gì bé bé xinh xinh là tìm cách nhét vào túi… mang về).
TS Hương cho rằng nếu cha mẹ có tính tắt mắt thì chắc chắn con trẻ cũng sẽ ảnh hưởng tính cách này. Bởi trẻ nhỏ phát triển năng lực cảm nhận từ trong bụng mẹ. Vì thế, chúng có khả năng bắt chước vô cùng tốt. Một việc làm mà trẻ thấy thú vị thì chỉ lướt qua trước mắt trẻ trong giây lát cũng có thể sẽ là một việc mà trẻ muốn trải nghiệm ngay sau đó.
Theo các chuyên gia tâm lý, điều này cũng hay xảy ra ở các cha mẹ hay xin xỏ. Với những gia đình có cha mẹ thường tò mò đồ đạc của người khác để xin, khả năng đứa trẻ cũng xin như thế là rất bình thường. Vì thế, trẻ sẽ không có thói quen tôn trọng các vật riêng tư của người khác.
Dạy con là cả quá trình
Thói quen ăn cắp vặt hay cầm nhầm rõ ràng là rất xấu. Nhiều người không ăn trộm những thứ lớn và thậm chí họ cũng chẳng cần mấy thứ đó nhưng nếu đã thành thói quen, họ thích thì vẫn cứ lấy về cất giấu. Với nhân cách méo mó, chắc chắn cuộc sống của chính họ và người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Đó là chưa tính đến hành vi nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu hình sự.
Vì vậy, TS Hương nhấn mạnh, muốn dạy con ngoan, trước tiên, cha mẹ phải rất gương mẫu. Cha mẹ đương nhiên phải rất rõ ràng về tính sở hữu. Đồ đạc của ai người đó sử dụng và không động chạm vào đồ của người khác. Ở trong gia đình cũng vậy, chúng ta càng rõ ràng chuyện đó, càng dễ dạy trẻ nghiêm túc về vấn đề này.
“Ngoài ra, đồ dùng của trẻ cũng cần phải được cha mẹ tôn trọng. Tôi biết có không ít cha mẹ thản nhiên lấy đồ của con mình cho người khác mượn hoặc đem cho. Họ nghĩ rằng họ đã mua cho trẻ thì họ có toàn quyền. Điều này có thể nói đã thể hiện sự thiếu tôn trọng trẻ và có thể khiến trẻ không rạch ròi được về chuyện cần tôn trọng đồ vật của người khác” – TS Hương chia sẻ.
Nếu lần đầu tiên phát hiện ra điều này, cha mẹ nào cũng vô cùng sốc. Tuy nhiên, TS Hương khẳng định là mọi chuyện không quá nghiêm trọng. Trẻ đang thử trải nghiệm mà thôi. Vì thế, điều bố mẹ cần làm lúc này là hãy cho con biết nỗi khổ sở của người bị mất đồ đạc.
“Bố mẹ có thể kể cho con nghe hoàn cảnh của 1 người bị mất sạch đồ đạc do trộm cắp, hoặc người bị bệnh nặng đã bị mất số tiền duy nhất dùng để chữa bệnh. Đánh động vào lòng trắc ẩn của con sẽ khiến con phải nhìn lại hành vi của mình. Một lưu ý là, cha mẹ tuyệt đối không trách mắng con. Tiếp tục theo dõi con và điều chỉnh hành vi của con sớm. Một hai lần “cầm nhầm” không biến thành tội phạm được đâu. Các cha mẹ hãy kiên nhẫn dạy con và tin tưởng vào con”- TS Hương nhấn mạnh.
Chung quan điểm này, Ths. BS Nguyễn Lan Hải cũng cho rằng, khi phá hiện con trẻ mắc sai lầm, cha mẹ đừng chửi mắng, đánh đập con trẻ, vì làm như vậy không thể giúp trẻ ý thức lỗi lầm đã phạm phải mà chỉ khiến chúng sợ hãi. Trừng phạt nghiêm khắc có lẽ sẽ chấm dứt nhất thời hành vi của trẻ, nhưng không thật sự nâng cao được chuẩn mực đạo đức cho trẻ.
Do đó, trong trường hợp này, bố mẹ cần phải hỏi rõ nguyên nhân vì sao con làm như vậy? Chỉ cho con mức độ nguy hại của hành vi do mình gây ra. Theo đó, bố mẹ sẽ chỉ cho con thấy những việc làm xấu sẽ ảnh hưởng đến chính mình, chẳng hạn không người tốt nào muốn làm bạn với con, việc học tập, làm việc sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên nhấn mạnh đến sự tổn thương tình cảm của cha mẹ: hành vi này của con khiến cha mẹ xấu hổ, đau lòng.
Đồng thời bố mẹ hãy giúp con sữa chữa sai lầm, theo đó nếu trẻ lấy đồ ở đâu thì cùng con mang sang trả và dạy con xin lỗi.
“Muốn dưỡng dục con, nên chăng ta hãy tự xét mình trước, nếu có chỗ nào chưa thật đúng phải ráng sửa mới có thể yêu cầu con cái làm tốt hơn mình. Kiên nhẫn chỉ bảo cho con hiểu được thế nào là cái đẹp của tâm linh – mấu chốt giúp ta nhận biết và theo đuổi sự thanh tao, sự tự nhiên, sự chân chính, sự lương thiện đói cho sạch rách cho thơm. Từ đó biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, phải – trái, thật – giả”, bác sĩ Lan Hải nhấn mạnh.