10 lời nói dối trá người lớn vẫn hay nói với con trẻ mà không ai nhận ra

0
1667

Đôi khi chúng ta nói dối để bảo vệ con cái. Lời nói dối xuất phát từ tình yêu thương chứ không phải muốn con bị tổn thương. Nhưng thói quen này thật sự không tốt cho trẻ, đặc biệt khi bạn nói dối trong vô thức.

1. “Ông kẹ kìa!”

Người lớn hay hù con nít để giữ chúng ngoan, nhưng dần dà chúng sẽ nhận ra bạn “dóc tổ” và chẳng có ông kẹ nào cả. Thay vì trừng phạt bằng cách hù dọa, hãy làm thật. Chẳng hạn tịch thu đồ chơi nếu con không ngoan.

2. “Mẹ sẽ không bao giờ để điều gì xấu xảy ra với con!”

Đó có thể là mục tiêu của bạn, nhưng mục tiêu này là không thể. Bạn không thể bảo vệ con 100%. Do đó hãy để trẻ hiểu rằng trẻ được bảo vệ, nhưng vẫn phải ý thức về những nguy hiểm rình rập. “Mẹ luôn bảo vệ con, nhưng con phải bám sát mẹ khi đi siêu thị, đừng có lang thang kẻo bị bắt cóc như bạn gì trên tivi ấy”. Điều này có thể làm trẻ sợ, nhưng ít ra bạn không phải nói dối. Điều quan trọng là trẻ sẽ nghe lời và có ý thức hơn.

3. “Công viên đóng cửa rồi”.

Công viên chưa đóng cửa, nhưng bạn không có thời gian đưa con đi chơi. Thay vì nói dối, hãy thành thật, chẳng hạn như nói: “Hôm nay không đi được rồi vì hai mẹ con mình phải đi siêu thị để mua thức ăn cho cả tuần. Với lại mẹ còn phải làm xong một số việc nữa. Tuần sau mẹ sẽ cho con đi chơi nhé”. Trẻ có thể càu nhàu, nhưng bé sẽ học được rằng mình không thể có mọi thứ mình muốn bất cứ khi nào mình muốn. Vả lại, một ngày nào đó trẻ sẽ nhận ra bạn nói dối vì công viên không hề đóng cửa.

4. “Không đau đâu, mẹ thề”.

Con phải đi chích ngừa, nhưng bé gào khóc và bạn đành nói dối để dỗ bé. Nhưng bạn có biết vì sao bé khóc không? Vì bé biết bạn nói dối, lần trước bạn cũng nói như thế rồi. Do đó, hãy thành thật ngay từ đầu, chẳng hạn nói: “Hơi đau nhưng con cố chịu nhé. Rồi sẽ hết đau thôi. Không chích thì con sẽ ốm suốt, làm sao đi chơi?”.

5. “Bức vẽ đẹp quá, con mẹ là số một!”

Liệu có nên khen trẻ khi bạn không thật lòng? Trẻ con không dễ tin vậy đâu. Chúng có thể đánh giá sự thành thật dựa trên ngữ điệu, cử chỉ của bạn. Do đó, hãy khen những cái đáng khen. Chẳng hạn: “Con có đó, chỗ này mẹ thấy hay nè, mà chỗ kia hình như hơi thiếu thiếu…”

6. “Tới giờ đi ngủ rồi”.

Mới 7h30 tối và đó vẫn chưa phải giờ đi ngủ, bởi vì bình thường 8h30 trẻ mới ngủ. Do đó bạn chỉ cần nói: “Chuẩn bị dọn dẹp rồi đi ngủ nào các con”. Dẫu chỉ là lời nói dối nhỏ nhưng sẽ tích tụ thành vấn đề lớn theo thời gian.

7. “Mẹ chẳng biết mấy cuốn truyện của con ở đâu cả”.

Dĩ nhiên bạn biết vì chính bạn đã ném chúng vào kho mà. Thay vì tùy tiện cất giấu, thậm chí vứt bỏ đồ của con, hãy cho bé những cái hộp, kệ hoặc rổ để trẻ sắp xếp đồ chơi, sách truyện của mình.

8. “Mẹ tới liền”.

Bạn muốn tới ngay để giúp trẻ làm bài tập hay chơi với trẻ, nhưng bạn còn đang bận nấu ăn, giặt giũ… Vậy hãy nói với trẻ sự thật. Như vậy trẻ sẽ tập được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi, còn bạn sẽ không trở thành kẻ nói dối.

9. “Con mà không nhanh lên là mẹ đi đấy”

Đừng dọa trẻ như thế, hãy dùng một chiến thuật hiệu quả hơn, chẳng hạn: “5 phút nữa mà con chưa ra xe thì tối nay không được xem tivi đâu đấy”. Bạn muốn trẻ nghe lời, vậy hãy áp dùng quy tắc hành động – kết quả. Hãy cho trẻ thấy hậu quả của việc không nghe lời mẹ.

10. “Mẹ không có tiền để mua cho con cái đó”.

Hãy nói cụ thể và cho trẻ thấy những điều tốt hơn cái điều mà trẻ muốn. Chẳng hạn: “Mẹ không đưa con đi xem phim được, vì còn dành tiền để Tết cả nhà về quê”. Hãy giúp trẻ hiểu rằng phải biết hy sinh, đánh đổi thì mới có những thứ tốt hơn.

có thể đối mặt với mọi sự thất vọng nếu được cha mẹ đứng bên hỗ trợ. Do đó, đừng liên tục lặp lại những lời nói dối vì chúng sẽ khiến trẻ nghi ngờ cả những sự thật nhỏ nhất. Sau này, bạn sẽ không thể dạy trẻ những vấn đề khó hơn như tình dục, lối sống… Hãy giao tiếp với con bằng sự thật. Sự thật càng dày thì sự tin tưởng càng cao.

Nguồn: Lifehack

BÌNH LUẬN