Những vật phẩm đắt giá nhất thế giới mà nhiều người muốn chiêm ngưỡng một lần

0
987

Những vật đắt giá trên thế giới không hiếm, nhưng vừa đắt đến “cắt cổ” lại vừa chứa đựng những bí mật khủng khiếp bên trong nó thì nổi tiếng nhất là 20 vật phẩm dưới đây.

20. Đàn violin Gibson Stradivarus: 15 triệu USD

Cây đàn violon Gibson Stradivarus được chế tạo bởi một nhà nhạc cụ vào năm 1713, sơ lược qua thì chiếc đàn này bị đánh cắp hai lần vào năm 1919, 1936 bởi nhạc công Julian Altnam vì giá trị chiếc đàn này khá là lớn.
Năm 1985, khi hấp hối cũng là lúc nói , nhạc công Altnam thú nhận với vợ mình rằng chính ông là người đã trộm chiếc đàn đắt giá này. Ông qua đời, vợ ông chính là người mang chiếc đàn đến cơ quan chức năng năm 1988. Giờ đây chiếc đàn đắt giá 15 triệu USD này thuộc về dương cầm Joshua Bell.

19. Bức tranh Nativity with St. Francis and St. Lawrence của họa sĩ Caravaggo: 20 triệu USD


Bức tranh đã mất tích bí ẩn không tung tích cho đến tận bây giờ không tìm được. Bức tranh trị giá 20 triệu USD này được vẽ bởi bậc thầy hội họa trong giai đoạn Baroque – Caravaggo vào năm 1609 và đã từng được trưng bày tại nhà nguyện San Lorenzo ở Palermo, Ý. Vào tháng 10/1969, bức tranh này cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật đắt giá đã không cánh mà bay để lại nghi ngờ cho nhiều người rằng có thể tên trộm bức tranh là thành viên mafia nằm trong danh sách đen của FBI ở Sicily.

18. Bức tranh Le Pigeon Aux Petits Pois của Picasso: 28 triệu USD


Được ra đời vào năm 1911 dưới bàn tay của họa sĩ Picasso nổi tiếng, nhưng bức tranh đã vĩnh viễn ra đi vào tháng 20/5/2010 cùng vài bức tranh khác ở bảo tàng Musee d’Art Moderne – Paris. Tại hiện trường chỉ thấy một cửa sổ vỡ cùng 1 ổ khóa, tổng thiệt hại lên đến 128 triệu USD, riêng bức tranh này 28 triệu USD. Bắt được nghi can, trước sự tra hỏi của các nhà chức trách thì chỉ nhận được câu trả lời rằng trong lúc hoảng sợ tên trộm đã quăng bức tranh vào thùng rác, phải chăng giờ đây bức tranh đã theo tác giả mất rồi? – Đó là câu hỏi cho đến nay không có câu trả lời nào cả.

17. Sợi dây chuyền Patiala: 30 triệu USD


Sợi dây chuyền được kết hợp của 2930 viên kim cương. Trong đó có viên De Beers 428 Carat – viên kim cương lớn thứ 7 thế giới do bàn tay nghệ nhân Cartier thiết kế trị giá 30 triệu USD. Chủ sở hữu nó chắc chắn là một người rất quyền lực và không ai khác là Hoàng Tử Ấn Độ Bhupinder Singh. Dây chuyền được trao vào năm 1928 thì đến năm 1948 dây chuyền vẫn còn đó nhưng các viên kim cương ngọc bích quý giá của Miến Điện đính trên dây đã mất và quan trọng là viên kim cương De Beers quý giá đã đi theo tên trộm. Đây có vẻ là sự mất mát lớn với Hoàng Tử và đặc biệt là nghệ nhân Catier do công sức mài giũa của mình.

16. Bức tranh tự họa của Rembrandt: 37 triệu USD


Tháng 12/2000, bức tranh này cùng bức tranh A Young Parisienne and conversation của Renoir đã bị đánh căp khỏi bảo tàng quốc gia Stockholm (Thụy Điển). Cho đến năm 2005, hai bức tranh bị ăn cắp cùng một địa điểm nhưng lại tìm thấy ở hai nơi khác nhau: bức tự họa của Rembrandt được tìm thấy ở Copenhagen (Đan Mạch) và bức còn lại của Renoir thì ở Los Angeles (Mỹ). Nhưng bức tranh của Renoir thì bị cắt mất một phần trong khi bức tự họa của Rembrandt được tìm thấy trong trạng thái nguyên vẹn.

15. Kiệt tác Third Imperial Fabergé Egg: 33 triệu USD


“Quả trứng” trôi nổi giữa phong ba bão táp này được gia đình Fabergé chế tác dành cho Hoàng Gia Nga từ năm 1885 cho đến trước cuộc cách mạng tháng 10/1917 tổng cộng gồm 50 quả. Hỗn chiến diễn ra, 8 quả trứng bị nhà cách mạng Bolsevich tịch thu rồi thất lạc. Cuối cùng The Third Imperial đã được tìm thấy tại một đại lý phế liệu năm 2012 thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ.

14. Bức tranh Poppy Flowers của Van Gogh: 55 triệu USD


Đến hiện tại thì việc treo giải thưởng cho ai tìm kiếm vị trí bức tranh với giá 200.000 USD vẫn chưa gỡ bỏ. Bức tranh vẽ những bông hoa anh túc vàng và đỏ đã bảy nổi ba chìm bị đánh cắp 2 lần vào năm 1977 và 2010.

13. Cellini Salt Cellar: 65 triệu USD


Tác phẩm điêu khắc được ví von như phiên bản Mona Lisa điêu khắc này được chế tác bởi nghệ nhân người Ý Benvenutto Cellini năm 1543, được dành tặng cho vị vua nước Pháp – Francis I.

Tháng 5/2003 tác phẩm bị mất tích tại bảo tàng Kunsthistrorusches ở Vienna (Áo). Tháng 1/2006 được tìm thấy tại khu rừng Áo do tên trộm mang đến và thú tội.

12. Bức tranh Madonna of the Yarnwinder của Da Vinci: 65 triệu USD


Một trong hai phiên bản của bức tranh Madonna Of the Yarnwinder đã bị đánh cắp sau 236 năm treo tại lâu đài Drumlanrig ở Scotland 2003. Năm 2007 bức tranh được tìm thấy và trở về với chủ nhân của nó đó chính là công tước thứ 10 của Buccleuch.

11. The boys in the red Vest của Cézanne: 91 triệu USD


Bức tranh được vẽ vào năm 1890 và biến mất khỏi tổ chức E.Z Bührle ở Zurich, Thụy Sĩ. Thủ phạm là các tay súng vũ trang. Năm 2012, bức tranh được tìm thấy ở Serbia. Đây được xem là tác phẩm hay nhất của họa sĩ Paul Cézanne.

10. Storm of the sea of Galilee của Rembrandt: 100 triệu USD


Được ra đời năm 1633, đến tháng 3/1990 bức tranh đã ra đi cho đến giờ vẫn chưa tìm được cùng 12 tác phẩm khác. Vụ trộm tranh này được xem là vụ trộm lớn nhất lịch sử tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner vì ngoài bức tranh trị giá 100 triệu USD còn có các bức khác lên đến 500 triệu USD.

9. Portrait of young man của Raphael: 100 triệu USD


Bức tranh được vẽ khoảng năm 1513-1514, khi Đức quốc xã xâm lược Ba Lan vào năm 1939 nhân tiện lấy luôn bức tranh này. Kiệt tác này được trưng bày tại Berlin, nơi cư trú trước đây của Hitler.

8. The just judges Panel của Van Eyck: Vô giá


Bức tranh vô giá này bị đánh cắp bởi thủ phạm Arséne Geodertier tại nhà thờ Saint Bavo, ở Ghent, Bỉ vào tháng 4/1934. Tên thủ phạm đòi khoảng tiền chuộc lớn nhưng các nhà chức trách không chịu khoảng tiền đó. Cho đến khi hấp hối, tên thủ phạm cũng không thèm khai nơi cất giấu bức tranh này để rồi giờ đây bức tranh đang nằm ở đâu thì chỉ có tên thủ phạm mới biết được.

7. The scream của Munch: 120 triệu USD


Bức tranh nổi tiếng này được họa sĩ Edvard Munch cho ra đời 4 phiên bản khác nhau nổi bật nhất là phiên bản 1893. Đến năm 1994, bức tranh bị đánh cắp tại phòng trưng bày Oslo, Nauy. Thất bại trong việc đòi tiền chuộc, bọn cướp đã bị cảnh sát Na Uy tóm gọn, lấy lại được bức tranh và mang đi phục hồi.

6. Bức tự họa Adele Bloch Bauer I của Klimt: 150 triệu USD


Bức trang của họa sĩ Gustav Klimt đã vẽ vợ của ông Bloch Bauer, một cặp đôi vợ chồng người Do Thái. Bức tranh đã bị cướp khỏi tay bởi Đức Quốc Xã. Năm 2006, bức tranh được tìm thấy bởi cháu gái của 2 vợ chồng và đã treo tại phòng trưng bày tại Áo. Bức tranh giờ đây thuộc về tay Ronald Lauder – công ty Estee Lauder và các nhà làm phim đã tái hiện lại trong bộ phim Women in Gold ra mắt năm 2015.

5. The concert của Vermeer: 200 triệu USD


Đây là một trong những bức tranh nằm trong vụ đánh cắp thế kỷ, bức The concert cùng The Storm on the Sea of Galilee cùng 10 tác phẩm khác tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner. FBI cho hay các tên trộm đã chào bán các bức tranh tại Philadenphia năm 2000 nhưng cho đến giờ vẫn không rõ danh tính của các tên trộm.

4. Viên kim cương Hope: 250 triệu USD


Tuy mang tên là Hope – Hy vọng nhưng có vẻ viên kim cương này mang lại lời nguyền cho người nào sở hữu nó. Tên gọi ban đầu của viên kim cương là Tavernier Blue và đã từng bị cướp khỏi tay vương triều Pháp năm 1791. Sau này được gọi là Hope và hiện tại đang được trưng bày tại viện Smithsonian (Mỹ) .

3. Amber room: 303 triệu USD


Căn phòng này còn bí ẩn không kém gì các bức tranh đánh cắp vì sau khi bị phá hủy cùng lâu đài chứa vàng và hổ phách năm 1945 nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nó vẫn còn hiện diện đâu đó. Căn phòng hổ phách này được xem là kỳ quan thứ 8 của thế giới được xây dựng cho vị vua nước Phổ – Frederick vào đầu thế kỷ 18.

2. Tòa nhà Empire State: 1,89 tỷ USD


Cuối năm 2008, tờ New York Daily đã ăn cắp biểu tượng Big Apple Skysrapper để chứng tỏ lỗ hổng trong an ninh cũng như luật pháp nước này, các nhà báo thậm chí có thể chuyển giao cho người sở hữu bằng những con dấu giả mạo. Tuy nhiên tờ báo uy tín này đã không làm như vậy.

1. Bức tranh nàng Mona Lisa: 2 tỷ USD


Bức tranh nổi tiếng nhất thế giới đã bị đánh cắp bởi Vincenzo Peruggia là của bảo tàng tại Louvre (nơi bức tranh ra đời). Tên trộm đã giấu bức tranh tỷ đô này trong vòng 2 năm và sau khi được phát hiện bởi cảnh sát thì bức tranh đã trở lại như vị trí cũ.

Có nhiều vụ trộm tại các bảo tàng, phòng tranh nổi tiếng trong nhiều thế kỷ. Mục đích của những kẻ tội phạm này là gì? Liệu chúng đơn thuần chỉ trộm những tuyệt phẩm sống mãi với thời gian để đổi lấy vài chục ngàn hoặc hàng triệu đô la hay vì mục đích gì khác? Chẳng ai biết rõ điều đó, minh chứng là đã từng có rất nhiều vụ án trộm đắt tiền nổi tiếng cho tới nay vẫn chưa được tìm thấy.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN