Bão Thelma, năm 1991, Philippines: Ít nhất 6.000 người chết… Tuy nhiên, dựa vào mức độ nhân đạo, tác động kinh tế và thời cuộc, những cơn bão này đã được cho là “siêu” của những siêu bão đã từng tàn phá nhân loại.
Những ngày gần đây, thông tin siêu bão Harvey đang đổ bộ vào Mỹ khiến dư luận quốc tế vô cùng quan tâm. Sở dĩ như thế là vì cơn bão đã khiến cả bang Texas chìm trong biển nước ảnh hưởng diện rộng trên toàn nước Mỹ khiến chính phủ phải “đứng ngồi không yên”. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Lịch sử nhân loại đã từng ghi nhận những cơn bão kinh hoàng hơn cả thế và được ví như “ngày tận thế”.
Siêu bão Haiyan – Hải Yến
Có một cái tên khá “hiền diệu” và nhẹ nhàng nhưng ít ai biết được rằng, Haiyan là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại được ghi nhận cho đến tận ngày nay. Được hình thành vào thời điểm tháng 11 năm 2013, siêu bão Haiyan là cơn bão mạnh nhất lịch sử nhân loại quét qua đất nước Philipines và trở thành cơn bão thứ 14 đổ bộ vào Việt Nam. Mặc dù trong lịch sử đã từng ghi nhận nhiều cơn bão còn kinh hoàng hơn nhưng với những gì đã gây ra cùng tính chất “khó ở” của mình, Haiyan đã đứng đầu bảng xếp hạng những cơn bão kinh hoàng khiến nhân loại tụt hậu 20 năm.
Siêu bão Hải Yến khi càn quét vào đất nước Philipines.
Siêu bão Haiyan được đánh giá tương đương với bão cấp 5 của Mỹ theo thang đo Saffir-Simpson. Thang bão này chia các cơn bão biển thành 5 cấp khác biệt, dựa trên sức gió, khí áp trung tâm và sóng cồn. Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ phân loại bão cấp 3 trở lên là các trận bão lớn. Như vậy, xếp ở thang thứ 5 Haiyan được cho là “cụ tổ” của những siêu bão mạnh nhất hành tinh. Một điều khiến các nhà khoa học khiếp sợ không chỉ ở sức mạnh mà còn là tính chất khó lường của cơn bão này. Chỉ trong một ngày, sức gió ở vùng gần tâm bão lên tới trên 370km/h, và vào trưa hôm đó sức gió vùng tâm bão dù đã suy yếu nhưng vẫn đạt 234km/h, gió giật lên tới 324km/h – một điều hiếm gặp trong những siêu bão. Chính vì tính chất kinh hoàng này mà giới khoa học nhận định đường đi và vận tốc của Haiyan giống như một con tàu siêu tốc đang mất thắng vô cùng nguy hiểm.
Siêu bão Haiyan với hoàn lưu và mắt bão rộng gây nên nỗi sợ hãi cho người dân không chỉ ở Philippines mà còn cả những nước khác trên thế giới. Với sức gió khủng khiếp như dự báo, siêu bão Haiyan sẽ có thể phá hủy tất cả các căn nhà cấp 4 kiên cố, làm bật tung nóc nhà hay các khung sắt, cây cối cổ thụ cũng có thể bật tung gốc, cột điện đổ, cô lập các khu dân cư khiến người dân sống trong tình trạng thiếu nước lâu dài. Chỉ tính riêng tại Philippines đã có hơn 13 triệu dân bị ảnh hưởng do bão, trong đó hơn 4.200 người chết, 12.501 người bị thương, 1.186 người mất tích và gần 3 triệu người không còn nơi trú ẩn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng bị thiệt hại nặng nề, trong đó gần 500.000 nhà cửa bị cuốn theo bão hoặc làm hư hại, hơn 600 trường học bị phá hủy gây thiệt hại khoảng 14.5 tỷ đô la Mỹ cho quốc gia này.
Siêu bão Sidr
Bão nhiệt đới Sidr kèm theo lốc xoáy ngày 15/11/2007 để lại hậu quả nặng nề cho Bangladesh và các quốc gia lân cận. Với sức mạnh kinh hoàng của mình, siêu bão Sidr đã trở thành một trong 4 cơn bão kinh hoàng nhất nhân loại kể từ năm 1953. Siêu bão Sidr kèm lốc xoáy cực mạnh với sức gió lên tới 240 km/giờ. Hoàn lưu của bão gây mưa và giông trên diện rộng khiến vùng biển của các quốc gia khu vực Đông Nam Á chấn động dữ dội buộc cơ quan khí tượng quốc tế nâng mức cảnh báo lên bậc “siêu cấp” – bậc cao và nguy hiểm nhất. Cơn bão Sidr đã tàn phá Bangladesh khiến hơn 4,100 người bị thiệt mạng và mất tích, 8.7 triệu người bị phá hủy nhà cửa, tài sản cũng như cây hoa màu.
Cơn bão khiến Bangladesh không còn sức kháng cự.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức nhân đạo cho thấy, con số báo cáo vẫn còn nhỏ so với thực tế được tìm thấy. Theo đó, các cơ quan này ước tính số lượng người chết lên đến 10.000 người, một con số chấn động trong lịch sử thiên tai nhân loại. Bangladesh đã quyết định chị khẩn cấp 5,2 triệu USD để tái xây dựng lại nhà cửa cho những người sống sót. Nhiều chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng cam kết viện trợ, trong đó Mỹ chi 2,1 triệu USD, Liên Hợp Quốc 7 triệu USD. Đức, Liên minh châu Âu và Pháp cũng cam kết tài trợ lần lượt các khoản tiền là 731.000 USD, 2,2 triệu USD và 730.000 USD. Theo giới chuyên môn đánh giá, thiệt hại do bão Sidr gây ra đã khiến quốc gia nghèo khó bậc nhất thế giới Bangladesh tụt hậu lại khoảng 30 năm so với nhân loại.
Siêu bão Nargis
Sau siêu bão Sidr, Nargis là một trong những cơn bão tiếp theo trở thành cơn ác mộng của toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2008. Siêu bão Nargis được giới khoc học khí tượng goi là Xoáy thuận nhiệt đới Nargis với những tính chất đặc biệt và nghiêm trọng hiếm thấy. Những chi tiết đầu tiên về bão Nargis được xem là chết chóc nhất châu Á kể từ năm 1991 khiến các quốc gia trong khu vực này đồng loạt nâng mức ảnh báo lên mức báo động đỏ trên toàn diện. Siêu bão Nargis có một sức tàn phá không tưởng, sức gió của bão có thể quật một căn nhà 5 tầng kiêng cố “như chơi”. Hầu như mọi thứ đều bị phá hủy bởi cơn bão thủy triều cao lên tới 3,5m khi nó ập vào đồng bằng sông Irrawaddy, nơi toàn bộ thị trấn bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.
Nhìn hình ảnh này cũng đủ thấy mức độ kinh hoàng của Nargis là như thế nào.
Toàn bộ nhà cửa tại các thành phố châu thổ sông Irrawaddy bị phá hủy, gầnn nửa làng mạc bị cuốn trôi, đường xá bị sụp nát và đường dây điện bị đứt. Chỉ sau 3 ngày đổ bộ, cơn bão này đã khiến 140,000 thiệt mạng, hơn 80.000 người bị thương gây tổng thiệt hại khoảng 86 tỉ Đô la Mỹ. Đây là cơn bão gây thiệt hại về nhân mạng lớn nhất ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ hai sau bão Nina. Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc thứ tám trong lịch sử thế giới.
Siêu bão Bhola
Nhắc đến cơn bão này người ta chỉ có một ấn tượng duy nhất – không đếm được hết số người bị thiệt mạng. Chính vì sự tàn khốc ấy mà cơn bão này được dân gian tương truyền là “hơi thở của tử thần”. Bão Bhola được coi là siêu bão nhiệt đới mạnh nhất từng đổ bộ vào Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) và vùng Tây Bengal của Ấn Độ vào ngày 12/11/1970. Đây là xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại về nhân mạng cao nhất từng ghi nhận được, và là một trong những thảm họa tự nhiên gây thiệt hại nhân mạng cao nhất trong thời hiện đại. Cơn bão đã nhấn chìm gần như hoàn toàn các ngôi làng ở vùng châu thổ, phá tan các cánh đồng, san bằng những con sông và hủy hoại gần như một vùng rộng lớn lãnh thổ Pakistan thời điểm đó.
Với tên gọi “Hơi thở của tử thần, đây là cơn bão kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo ước tính, có ít nhất 500.000 người đã thiệt mạng vì cơn bão này khiến Bhola là cơn bão kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại tính đến thời điểm hiện tại. Điều đặc biệt hơn, chính cơn bão này đã khai sinh ra một cuộc cách mạng lịch sử địa lý. Theo đó, chính phủ Pakistan dưới quyền Tướng Yahya Khan bị chỉ trích do xử lý chậm trễ các hoạt động cứu trợ sau bão từ các lãnh đạo chính trị địa phương tại Đông Pakistan cũng như truyền thông quốc tế. Liên minh Awami đối lập giành được thắng lợi lớn trong tỉnh, và tình trạng náo động tiếp diễn giữa Đông Pakistan và chính phủ trung ương gây ra chiến tranh giải phóng Bangladesh, cuối cùng tạo ra quốc gia Bangladesh như ngày nay.
Thực tế, tính đến thời điểm hiện tại trên thế giới vẫn còn nhiều cơn bão kinh hoàng không kém các siêu thiên tai trên như Bão Katrina, Mỹ, năm 2005: Ít nhất 1.836 người chết. Bão Orissa, năm 1999, bắc Ấn Độ: Ít nhất 10.000 người chết. Bão Mitch, năm 1998, Trung Mỹ: Ít nhất 11.000 người chết. Bão Thelma, năm 1991, Philippines: Ít nhất 6.000 người chết… Tuy nhiên, dựa vào mức độ nhân đạo, tác động kinh tế và thời cuộc, những cơn bão này đã được cho là “siêu” của những siêu bão đã từng tàn phá nhân loại.