Hiểu đặc tính của đối tượng khách hàng này để phục vụ cho tốt cả về giá và dịch vụ thì chắc chắc lượng khách quay lại hoặc nhóm cộng đồng của những khách đã từng ở homestay sẽ quay lại ở và di trì lượng khách ổn định.
Sau đây là những kinh nghiệm của các chủ homestay thành công được đúc kết bằng lời khuyên đến những NĐT trẻ muốn tham gia vào lĩnh vực này. Để thành công với mô hình kinh doanh homestay nhà đầu tư nên lưu ý những gì?Đặc biệt quan tâm đến đặc tính của khách nước ngoàiTheo ông Võ Hoàng Hải, nhà đầu tư, chủ chuỗi homestay Bare Boutique Stays, đối tượng khách nước ngoài rất dễ bị tác động từ tính cộng đồng.
Hôm nay họ ở homestay này nếu tốt họ sẽ giới thiệu cho cộng đồng của họ. Những khách nước ngoài đi du lịch tìm phòng hầu hết đều hỏi những người trong cộng đồng – nơi họ sống và thường thuê đúng chỗ mà người trong cộng đồng đã từng trải nghiệm.
Do đó, hiểu đặc tính của đối tượng khách hàng này để phục vụ cho tốt cả về giá và dịch vụ thì chắc chắc lượng khách quay lại hoặc nhóm cộng đồng của những khách đã từng ở homestay sẽ quay lại ở và di trì lượng khách ổn định.
Tính trung thực trong kinh doanh
Thiết kế homestay cần có bản sắc riêng
Ông Hải cho rằng, hiện nay nhiều chủ homestay thường hay đăng trên các trang quảng cáo những hình ảnh quá lung linh, không giống với thực tế của homestay mình sở hữu. Đó tưởng là điều đơn giản nhưng thực tế lại khá nguy hại khi khách thuê đến một lần, không được như hình ảnh trên mạng thì họ sẽ để lại những comment không tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc lượng khách cũ không ghé lại mà còn khó thu hút khách mới.
“Nếu đầu tư lâu dài thì NĐT không nên làm những cái mang tính chất thời vụ”, ông Hải nhấn mạnh.
Thiết kế phải có bản sắc riêng
Thường khách đến thuê homestay luôn có xu hướng trải nghiệm, do đó bên cạnh việc chọn vị trí đầu tư có văn hóa địa phương thì thiết kế trong homestay phải có bản sắc riêng.
Khách nước ngoài thường thiên về tính thực dụng, nhà mặc dù chưa đẹp nhưng công năng phải đảm bảo. Do đó, việc sắm sửa những tiểu tiết trong nhà thể hiện tính chỉn chu trong đầu tư homestay, gây nên sự thích thú cho khách hàng.
Theo các chuyên gia, việc quản lý vận hành khai thác homestay đòi hỏi người chủ phải đi sâu chi tiết. Thực chất, sự đẳng cấp nằm ở tiểu tiết chứ không đâu xa, đây mới là yếu tố khách hàng đòi hỏi nhiều nhất.
Tận dụng nguồn khách hàng thuê ở mọi kênh
Theo ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân, nhà đầu tư homestay có thể tận dụng nhiều nguồn khách hàng ở nhiều kênh. Chẳng hạn như công ty du lịch; nguồn khách cũ, cộng đồng sinh hoạt chung…để tăng cường lượng khách tìm đến homestay của mình, duy trì ổn định khách hàng.
Đồng thời, yếu tố quan trong nhất là NĐT phải biết giữ chân khách để khách quay lại bằng các dịch vụ khác biệt so với các mô hình đầu tư tương đương. Chẳng hạn, những homestay ở các địa phương thì NĐT có thể tổ chức các dịch vụ đi kèm như trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt chung của cộng đồng bản xứ. Điều này vừa giữ chân được khách vừa có thêm nguồn thu khác ngoài chi phí trả tiền phòng.
Con người vẫn là yếu tố quan trọng
Theo các chuyên gia, trong đầu tư homestay, con người vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Dù mô hình có dùng đến tự động hóa nhưng sự gắn kết giữa con người với nhau mới là yếu tố quyết định sự thành công khi đầu tư vào mô hình này.
Theo ông Chánh, hiện nay, những nhân sự có ngoại ngữ tốt là một lợi thế. Chưa kể, người làm ở lĩnh vưc này cần có năng khiếu, cung cấp dịch vụ cho khách giống như ở trong gia đình mình thì mới kéo khách và giữ chân khách lâu dài.
Kiến thức nghiên cứu bài bản cũng là điều NĐT nên học hỏi nhiều trước khi tiến hành hoạch định kế hoạch kinh doanh homestay.
Tài chính trong khả năng của mình
Ông Phan Công Chánh cho rằng, khi đầu tư vào homestay NĐT cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ để dự án không bị chết giữa chừng vì thiếu vốn. Kinh doanh mô hình này NĐT nên làm trong khả năng tài chính của mình, làm từ nhỏ đến lớn rồi phát triển dần lên.