Các bạn thường nghĩ bướu lạc đà để chứa nước, những vằn đen trên thân ngựa là để chỉ để ngụy trang hay bạn cho rằng những loài cá to lớn thường sẽ rất dữ tợn…. Tất cả những điều này hoàn toàn sai đấy, nếu bạn ngạc nhiên thì cũng dễ hiểu vì hầu như chúng ta không thường được học khi còn cắp sách đến trường. Hãy khám phá xem chúng khiến bạn bất ngờ như thế nào nhé.
Sứa bất tử. Bạn không tin và nghĩ rằng trên đời này không có gì là bất tử? Có đấy các nhà khoa học đã tìm thấy một loài sứa có khả năng tái sinh hoàn chỉnh tất cả các bộ phân trên cơ thể của chúng, nhờ vào sự phân chia của tế bào gốc. Chính vì vậy, theo lý thuyết, loài sứa này gần như bất tử.
Sự thật về bứu của lạc đà. Hầu như mọi chúng ta đều nghĩ bứu lạc đà dùng để chứa nước để có thể sống sót trên sa mạc. Nhưng điều đó hoàn toàn sai. Thực tế, bướu lạc đà toàn mỡ. Nguồn nước chính của chúng là dòng máu, nơi gần 150 lít nước uống trong một lần được tích trữ. Lạc đà có khả năng bảo vệ mình trước điều kiện sa mạc khắc nghiệt bằng cách toát mồ hôi ít hơn rất nhiều so với các loài vật khác, đóng chặt lỗ mũi của mình để nước không bị bay hơi đi, đi tiểu rất ít và phân thì khô, phản xạ ánh nắng mặt trời qua bộ lông. Còn chiếc bứu chứa mỡ sẽ chuyển hóa thành năng lượng khi cần thiết.
Rồng Komodo yếu ớt. Rồng trong truyền thuyết hay trong truyện tranh đều được biến họa là con vật có sức mạnh. Tuy nhiên với loài rồng Komodo thì thật tế chúng không hề có sức mạnh nào cả, mặc dù chúng co hình dáng “khiếp sợ”. Các nhà khoa học còn cho biết hàm của chúng còn yếu hơn cả mèo nhà nuôi. Nếu tấn công mạnh sẽ rất dễ gây tổn thương hàm và xương xọ. Có lẽ vũ khi mạnh nhất là tuyến nước bọt của chúng, đó là loại độc tố khiến con mồi quy phục.
Cá mập hiền lành nhất. Là cá mập nhám hay còn gọi là cá mập voi. Với thân hình to lớn, cái miệng khổng lồ rộng tới 1,5m và gần 300 chiếc răng bên trong nhưng chúng hoàn toàn vô hại. Thức ăn của chúng đa phần những sinh vật phù du hay tảo biển. Bạn hoàn toàn yên tâm khi bắt gặp chúng nhé.
Chim cánh cụt cầu hôn bằng viên sỏi. Cánh cụt là một trong những loài động vật chung thủy. Sau khi hai chú chim cánh cụt đã thành đôi, chúng sẽ sống theo chế độ “1 vợ 1 chồng” với bạn đời của mình cho đến lúc chết. Ngoài ra, cách “tỏ tình” của loài chim này cũng hết sức đáng yêu. Theo đó, món quà cầu hôn của chim đực dành cho chim mái chính là một viên sỏi.
Đà điểu nuốt sỏi để tiêu hóa thức ăn. Mọi người cho rằng đà điểu giấu mình trong các là để đánh lạc hướng kẻ địch. Với thân hình cao to thì chúng không hề ngu ngốc vậy đâu. Đá điểu là loại động vật tinh ranh bằng chứng là chúng có khả năng chạy nhanh đến 65km/h. Vậy sai lầm đó bắt nguồn từ đâu? Đà điều nuốt cát và sỏi để giúp chúng nghiền thức ăn trong dạ dày. Điều đó có nghĩa là chúng phải vùi đầu xuống cát để lượm đá sỏi.
Máu của sao biển là….nước biển. Nghe hết sức ngạc nhiên nhưng đó sự thật. Loài sao biển không có não và hệ thống thần kinh của chúng nằm ở vùng chân. Da của loài sao biển có màu sắc sặc sỡ nhằm tránh sự tấn công của những sẽ săn mồi. Điều đặc biệt là máu lưu thông trong mình nó hoàn toàn chỉ là nước biển mà thôi.
Hàu tự thay đổi giới tính. Vào mùa giao phối, những con hàu sẽ căn cứ trên tình hình số lượng đồng loại và điều kiện môi trường ở khu vực nơi nó sinh sống, rồi tự biến đổi giới tính của mình để phù hợp nhất cho quá trình sinh sản.
Bướm hút máu. Có vẻ ngoài vô hại nhưng loài bướm vampire moth tồn tại nhờ máu. Sống tại vùng Siria, lưỡi của chúng đã tiến hóa trở nên sắc nhọn hơn, cho phép cắm ngập vào trong cơ thể con mồi để hút máu, trong đó có cả con người. Nó còn có khả năng hút máu những con vật lớn như trâu, bò, tê giác và ngay cả cá voi.
Vệt vằn trên thân ngựa là để đuổi muỗi và ruồi. Chúng ta cứ nghĩ vệt vằn sẽ giúp ngựa ngụy trang tốt hơn, nhưng mục đích không phải vậy. Chúng dùng để đuổi muỗi tsetse và ruồi ngựa. Các loại côn trùng sẽ không dễ dàng nhận được định vị vật chủ để sống kí sinh, khi trên thân ngựa có những vệt đen đan xen như thế.
Ếch có khả năng tự hóa đá. Có một số loài sinh vật có khả năng chịu được nhiệt độ âm vào mùa đông, nhưng không loài nào có khả năng chịu đựng tuyệt vời như ếch gỗ Alaska. Nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Khi đó nó sẽ không còn thở và tim ngừng đập, đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp động vật sống sót qua thời kỳ giá rét.
Chất cồn giúp loài cá vàng sống sót qua mùa đông. Cá vàng sản sinh ra axít lactic bằng cách họat động mạnh khi nhiệt độ nước giảm. Hợp chất này sau đó được chuyển hóa thành chất cồn, điều này khiến cho cá vàng rơi vào trạng thái như người say rượu, giúp chúng có thể sống sót trong điều kiện nước thiếu ôxy vào mùa đông khắc nghiệt. Ngạc nhiên là chúng không gặp vấn đề về sức khỏe và vẫn có thể sinh sản bình thường.
Vân tay gấu Koala cực giống với vân tay con người. Đặc điểm trên đầu ngón tay của gấu Koala phát triển chủ yếu trong giai đoạn tiến hóa gần đây. Sự thích ứng về mặt cơ sinh học giúp cầm nắm đồ vật, sản sinh ra tác động cơ học đa chiều trên da, khiến cấu trúc da hình thành một cách có trật tự. Dấu vân tay này giống đến mức kính hiển vi điện tử quét qua cũng khó có thể phân biệt được.
Cá nóc biết “làm tổ”. Những vòng tròn kỳ lạ này là “tổ ấm” do cá đực dựng nên bằng cách bơi và “quẩy” trên nền cát dưới đáy biển. Mỗi cái tổ chỉ được sử dụng một lần và chủ yếu con đực dùng để thu hút bạn tình của chúng. Không những thế việc này nhằm giảm sức ảnh hưởng của dòng hải lưu, ngay chính giữa tâm. Giúp bảo vệ trứng của cá nóc trong vùng biển đầy sóng gió và các động vật ăn thịt.
Từ lâu chúng ta luôn mặc định chúng theo khuôn khổ của những người kể lại mà không hề chứng minh được. Từ bây giờ hãy thay đổi suy nghĩ ngay đi nhé, thế giới động vật có vô vàn điều kì thú và ẩn chứa nhiều bí ẩn chờ đợi được khám phá.
Ảnh: internet