Những mảnh “ngọc băng” cực kỳ hiếm chỉ xuất hiện ở Nhật Bản

0
1578

Sự trong suốt và độ tinh khiết đã tạo ra các hiệu ứng giống như những viên , tỏa ra màu cam hoặc màu giống với đá sapphire, tùy thuộc vào thời gian trong ngày và màu sắc của bầu trời.

Một hiện tượng tự nhiên kỳ thú.

Một hiện tượng tự nhiên tuyệt đẹp chỉ được tìm thấy gần các bãi biển xung quanh vùng cửa sông Tokachi ở , những tinh thể băng trong suốt như trôi dạt đến đây và nằm rải rác trên bờ cát. Không hề có loại băng đá giống như vậy ở bất cứ đâu trên thế giới.

Những mảnh băng đặc biệt này được biết đến như những “viên ” hay “băng ở sông Tokachi”, chúng được tạo thành bởi một sự kết hợp đặc biệt từ nước không muối ở sông, kèm theo nhiệt độ dưới 0 độ C và những đợt thủy triều của biển.
Những viên “ngọc băng” này trôi dạt vào phía Bắc của Hokkaido đã không được biết đến rộng rãi cho tới gần đây, khi chúng được theo dõi bởi một người dân địa phương. Đến nay, nó đã trở nên nổi tiếng và được giới thiệu trên các trang web du lịch của vùng này, thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia đến đây mỗi dịp đầu năm.

Khi nhiệt độ hạ xuống đủ thấp, vùng cửa sông của Tokachi sẽ bị đóng băng. Các khối băng sau đó bị vỡ ra, trôi dần ra biển trước khi dạt vào bờ bởi thủy triều. Cuối cùng, chúng tan vào trong cát.

“Tôi chưa bao giờ nghe nói về loại băng này và cũng chưa từng nhìn thấy loại nào như thế”
, nhà vật lý đại dương Peter Wadhams từ Đại học Cambridge, Anh Quốc, nói với tờ New York Times.

“Nó chỉ đóng băng ở sông, nhưng trong suốt bởi bên trong nó không hề có muối”.

Sự trong suốt và độ tinh khiết đã tạo ra các hiệu ứng giống như những viên ngọc, tỏa ra màu cam hoặc màu giống với đá sapphire, tùy thuộc vào thời gian trong ngày và màu sắc của bầu trời.
Khu vực sông Tokachi là nơi duy nhất có thể nhìn thấy loại băng này, theo Wadhams.

Nhà hóa học băng Werner F.Kuhs nói với tờ New York Times rằng thành phần của những viên “ngọc băng” là tương tự với các tinh thể tuyết.

“Thông thường, băng ở các sông hay hồ sẽ không trong suốt, chúng thường có rất nhiều bọt khí được hình thành bên trong,” ông nói.

Nhà vật lý thiên văn Tamela Maciel giải thích trên blog Trung tâm Vật lý rằng, để có được những khối băng trong suốt đòi hỏi một quá trình đóng băng chậm, khi đó các tạp chất và bong bóng khí có cơ hội trồi lên bề mặt và thoát ra. Sau đó băng sẽ được hình thành bởi phần nước tinh khiết hơn.

Như đã thấy ở trên, phương tiện truyền thông hiện nay đã giúp cho vẻ đẹp của sông Tokachi được biết đến rộng rãi trên thế giới, hiện nay đã có cả hướng dẫn du lịch quanh khu vực cửa sông Tokachi và một bảo tàng dành riêng cho hiện tượng tự nhiên này.

Nếu bạn muốn có cơ hội tốt nhất để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh tượng tự nhiên này thì vào khoảng cuối tháng Một và đầu tháng Hai là thời gian tốt nhất để “vác ba lô lên và đi”.


Tham khảo Sciencealert

BÌNH LUẬN