Tiếc thay, điều này chỉ xảy ra trong tưởng tượng mà thôi. Thực tế, hiệp sĩ chỉ là một nghề bình thường như bao công việc khác và những người này không tham gia chiến đấu. Thậm chí, họ còn bóc lột nông dân nặng nề và nổi tiếng cưỡng hiếp phụ nữ.
Nhưng thực tế, những quan niệm như phụ nữ thời này phải mang “đai trinh tiết”, bị hỏa thiêu trong cuộc săn phù thủy hay “ảo tưởng” về hình ảnh của kỵ sĩ của chúng ta thật sự đã “sai bét” hết rồi. Đây chính là sự thật:
Người Trung cổ nghĩ Trái đất là một mặt phẳng
Dù thời Trung cổ khoa học chưa phát triển nhưng con người thời này đã sớm nhận thức được rằng Trái đất hình cầu và quay quanh Mặt trời.. Điều này được chứng minh thông qua các bản đồ văn bản được lưu lại thời đó. Bên cạnh đó, ý tưởng Trái đất là mặt phẳng đã có mặt trong vùng Scandinavia ngoại giáo và biến mất cùng với sự xuất hiện của Kitô giáo.
Columbus cố gắng chứng tỏ Trái đất hình cầu
Nếu mọi người nghĩ Trái đất hình cầu, thì chẳng việc gì phải tốn sức mà chứng minh điều đó nữa. Việc Columbus đi khắp nơi chỉ đơn giản để chứng tỏ thế giới này rộng lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của con người thời đó.
Ông tin rằng bản thân có thể tiếp cận các thị trường giàu có của Đông Á bằng cách di chuyển về phía Tây. Nhưng thay vào đó, Columbus đã may mắn khám phá ra những hòn đảo chưa từng được biết đến của vùng biển Caribê và ghi tên mình vào lịch sử thế giới với công lao tìm ra châu Mỹ.
Phụ nữ phải mang “đai trinh tiết”
Truyền thuyết cho rằng các kỵ sĩ trong lúc xuất trận thường bắt người vợ đeo “đai trinh tiết” để đảm bảo cô không lăng nhăng với người đàn ông khác. Nhưng khối sắt đáng sợ được thiết kế bao phủ bộ phận nhạy cảm này thực chất chỉ nằm trong truyện thần thoại mà thôi.
Đai trinh tiết chủ yếu chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết thời kỳ Phục Hưng và đầu thời hiện đại như một hình ảnh mang tính khơi gợi về thời Trung cổ trước đây.
Con người chỉ sống đến 30 tuổi
Thời Trung cổ, độ tuổi trung bình của con người rất thấp bởi tỷ lệ trẻ em tử vong do bệnh tật khá cao. Thế nên, nhiều người cho rằng con người thời đó không thể sống quá 30 tuổi. Trên thực tế, nếu một người có thể trưởng thành mà không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, họ vẫn có thể sống thọ đến 60 hoặc 70 tuổi như chúng ta thời nay.
Con người không bao giờ tắm gội
Tất nhiên là không sạch như thời nay nhưng người Trung Cổ vẫn tắm gội bằng nước nóng mỗi ngày chứ không như những gì chúng ta lầm tưởng về họ. Thời đại này, xà phòng bắt đầu phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Thậm chí có không ít những thương hiệu được thành lập và đem xà phòng đến bán tại các thành phố lớn.
Phụ nữ bị ngược đãi như súc vật
Chúng ta thường quan niệm phụ nữ luôn bị đối xử tệ trong quá khứ. Nhưng ít nhất, thời Trung cổ, cuộc sống của họ vẫn “dễ thở” hơn rất nhiều dù vẫn không thể so sánh với ngày nay.
Tuy rằng phụ nữ thời kì này vô cùng bị khinh thường ở trong giáo hội, nhưng họ vẫn được trọng dụng ở các lĩnh vực khác. Pháp luật luôn yêu cầu phụ nữ phải được đối xử một cách tốt đẹp và công bằng nhất.
Những thay đổi trong xã hội từ thế kỉ XIII đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động thương mại, học hành và tôn giáo. Có những người phụ nữ đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử như Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha.
Người Trung cổ không dùng muỗng nĩa
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi thời Trung cổ, muỗng nĩa đã là hai vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn của con người. Chính xác hơn là nĩa xuất hiện trong Đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ 6 và ở Ý vào thế kỷ 11.
Phụ nữ bị hỏa thiêu trong cuộc săn phù thủy
Trong tín ngưỡng Châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15.
Khoảng 40 năm qua, ở Papua New Guinea có khoảng 86% người bị kết tội làm phù thủy, hầu hết là phụ nữ, họ bị tra tấn dã man đến chết. Chỉ riêng ở tỉnh Simbu, mỗi năm ước tính đã xảy ra khoảng 200 vụ hành quyết phù thủy trái phép. Tuy nhiên, vào thời Trung cổ, con người đã thôi tin vào phù thủy và người phụ nữ cũng thoát khỏi nỗi ám ảnh bị tra tấn, hỏa thiêu.
Hiệp sĩ luôn cao quý và lịch sự
Phim ảnh đã anh hùng hóa hình tượng hiệp sĩ thời Trung cổ. Nhắc đến họ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những con người quả cảm, gan dạ, luôn hành hiệp trượng nghĩa và theo đuổi công lý.
Tiếc thay, điều này chỉ xảy ra trong tưởng tượng mà thôi. Thực tế, hiệp sĩ chỉ là một nghề bình thường như bao công việc khác và những người này không tham gia chiến đấu. Thậm chí, họ còn bóc lột nông dân nặng nề và nổi tiếng cưỡng hiếp phụ nữ.
Nguồn: Brightside