Những lý do khiến nhiều người muốn có lương cao dù đã cố gắng những vẫn không được

0
738

Chúng ta ai cũng đều mong muốn có được một việc làm ổn định và thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, luôn muốn được những ưu đãi trong quá trình hơn là lao động, miệt mài với công việc. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi ngược lại, bạn đã đóng góp được gì hay chỉ yêu cầu lương phải cao nhưng chất xám và thời gian bỏ ra phải ít?

1. Muốn nghỉ vào ngày cuối tuần

Ngày nghỉ chỉ muốn nằm ườn ra không muốn đi đâu nữa

Thường các văn phòng được nghỉ vào Thứ 7 và Chủ nhật, nhưng nếu bạn hy sinh một vài ngày nghỉ cuối tuần thay vào đó lên công ty và chăm chỉ làm việc, biết đâu đây cũng là dịp để bạn tăng vị trí trong lòng sếp lại còn học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, và có thể còn được nhận lương tăng ca khi bạn làm việc vào ngày nghỉ. Chưa kể, biết đâu bạn lại khám phá ra mình yêu công việc này nhiều hơn bạn nghĩ.

2. Làm việc đúng giờ và nghỉ đúng lúc

Hết giờ là muốn “phắn” về đi chơi ngay không muốn nán lại thêm tý nào

Nếu công ty của bạn bắt đầu làm lúc 9 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều, không cần biết xong việc hay chưa nhưng chỉ cần hết giờ là bạn xách đồ đạc ra về ngay lập tức và chuyện hôm nay không xong cứ để ngày mai giải quyết tiếp. Nhưng nếu là nhân viên có chí tiến thủ thì bạn nên dành chút thời gian để giải quyết công việc, thực chất nán lại thêm giờ ở công ty để giải quyết ổn thoả chuyện hôm nay và kết quả có thể sẽ tốt hơn rất nhiều.

3. Luôn đề cao bản thân và đòi hỏi nhiều hơn ở người khác

Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn làm việc như thế nào

Bạn luôn cho rằng công sức bạn bỏ ra đáng giá hơn những gì người ta trả lại và muốn yêu cầu cao hơn từ phía người khác. Điều này thường xảy ra ở những sinh viên mới ra trường còn non kém chuyên môn nhưng luôn muốn hưởng một mức lương như một nhân viên kinh nghiệm lâu năm. Việc bạn học như thế nào, kinh nghiệm bạn có ra sao không quan trọng bằng giá trị thật và sức lực của bạn hy sinh cho công việc thay vì ngồi đó nghĩ rằng mình có đủ yếu tố và quyền yêu cầu mức lương thỏa đáng như bạn nghĩ nhưng thực tế thì không.

4. Người không có tiến thủ

Chỉ cần có mức lương ổn định và chỗ để làm cho qua ngày là được rồi không cần gì thêm nữa ?

Ý chí tiến thủ bắt đầu từ khát vọng trong cá nhân mỗi người. Khi bạn khao khát một điều nào đó, ý chí tiến thủ chính là sức mạnh tinh thần lớn nhất giúp bạn đạt được mục tiêu, đây chính là nguồn sức mạnh thúc đẩy bạn, khiến bạn dũng cảm hơn, nỗ lực hơn. Chí tiến thủ là một nhân tố quan trọng giúp bạn hưởng thụ trọn vẹn sự thú vị trong cuộc sống đầy thử thách. Nếu bạn thực sự muốn có một mức lương cao hơn thì ý chí tiến thủ luôn phải rực lửa trong bạn thì đó chính là nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn đạt được mục tiêu.

5. Không chạy đua theo thời gian

Thời gian là gì ? Mình chỉ muốn trôi qua nhanh cho hết giờ thôi !

Nếu bạn cứ lề mề trong công việc, không cần biết khi nào kết thúc thì cũng là lúc bạn nên từ bỏ việc có được vị trí trong công việc và một mức lương mong muốn. Thời gian là vàng là bạc, bạn có thể để công việc đó vào ngày hôm sau nhưng ngày hôm nay sẽ mãi mãi không trở lại với bạn. Khi bạn không chạy đua với thời gian là bạn đã tự bỏ mình ở xa những đồng nghiệp đang cố gắng hoàn thành công việc đúng hẹn.

6. Người không tự lực, khôn lỏi và xấu tính

 Chỉ cần xong việc không cần quan tâm ai bỏ ra công sức

Một nhân viên sẵn sàng chơi xấu đồng nghiệp khác để đạt được mục đích mà không hề hy sinh sức lực hay chất xám cho công ty đó là người khôn lỏi và xấu tính. Việc “phỏng tay trên” thành quả của người khác là hành động xấu xa, bạn sẽ không thể tồn tại lâu nếu không học hỏi từng ngày mà cứ khăng khăng giành lấy thành quả của người khác về mình. Người không thể tự lực trong công việc thì cuộc sống cũng khó thành công.

7. Không chịu trách nhiệm

Mình làm sai nhưng mình không muốn chịu trách nhiệm đâu nhé!

Thật thà luôn là đức tính tốt trong cuộc sống. Với công việc nếu bạn làm sai và chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình thì bạn đã hơn một bậc nhân phẩm so với người làm sai mà còn đỗ lỗi cho người khác. Trách nhiệm ở bản thân mỗi người khi làm sai một điều gì cũng phải nhận ra lỗi lầm và sửa đổi để hoàn thiện, đó chính là đạo đức nghề nghiệp phải có trong mỗi người. Trong công việc, nếu bạn sai bạn và tự nhận lỗi mọi người sẽ có cái nhìn tốt về bạn hơn là việc đổ lỗi cho đồng nghiệp. vì sự thật luôn là sự thật không thể nào chối bỏ được.

Chúng ta luôn mong muốn có được những phúc lợi trong công việc, nhưng hãy một lần ngẫm nghĩ bạn đã học hỏi được gì trong công việc thay vì chăm chăm vào mức lương mà bản thân chưa có kinh nghiệm gì. Tiền rất cần trong cuộc sống, nhưng hãy nhìn xa hơn để có thể tồn tại lâu hơn trong công việc chứ không phải những gì mang tính tạm thời trước mắt.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN