Chúng ta luôn thấy mình thật nhỏ bé trước thế giới rộng lớn bao la này. Nhưng bạn không biết rằng ở mức vi quan hơn, cơ thể người cũng to lớn vô hạn với những con số khổng lồ. Và chìa khoá vàng để mở cánh cửa bí ẩn về cơ thể người đang được hé mở.
Cơ thể con người quả thực là một trong những bộ máy kỳ diệu nhất. Cứ thử tưởng tượng quả tim của chúng ta phải làm việc suốt 70-80 năm trời không một giây phút ngừng nghỉ, thì mới thấy được hết sự kỳ diệu đó. Tuy mang tiếng là chủ sở hữu, nhưng không mấy ai trong chúng ta hiểu hết những gì xảy ra trong cơ thể mình.
Cũng mong mang đến cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất để bạn có thể làm chủ được chính mình. Chiếc chìa khoá vàng mở cánh của bí ẩn của sinh mệnh người trao tay những ai đang truy cầu một sức khoẻ toàn diện cả về thân thể lẫn tinh thần minh mẫn.
Trước tiên hãy cùng tham khảo những số liệu liên quan đến giải phẫu sinh lý cơ thể người mà có thể xác lập kỷ lục guinness thế giới.
1. Hệ tim mạch
– Quả tim con người tạo ra một áp suất đủ để đẩy máu đi xa 9 mét.
– Trong suốt một đời người, quả tim đập 3 tỷ lần và bơm 48 triệu gallon máu (gần 182 triệu lít).
– Mỗi ngày, máu thực hiện một cuộc hành trình dài 96.540 km trong cơ thể chúng ta, tức là hơn 2 vòng trái đất (Độ dài xích đạo của Trái Đất là khoảng 40.075 km). Nghe có vẻ khó tin nhưng nếu cơ thể có nhiều tế bào như vậy và các đường động mạch, dẫn máu là chia nhỏ đến từng mô tế bào rồi lại theo tĩnh mạch về tim. Hệ thống tuần hoàn đó so với hệ thống cấp nước chằng chịt của một tỉnh thành lớn thì không khác là mấy.
2. Bộ não
– Bộ não trung bình của một người có 100 tỷ tế bào thần kinh.
– Não có thể lưu giữ thông tin gấp 5 lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Các nhà khoa học chưa thế các định chính xác dung lượng của não. Họ cho rằng, nếu tính theo đơn vị lưu trữ điện tử, não có dung lượng từ 3 tới 1.000 terabyte.
Trung tâm lưu trữ quốc gia Anh lưu giữ các dữ liệu của hơn 900 năm lịch sử nhưng chỉ tương đương khoảng 70 terabytes. Con số đó cho chúng ta thấy khả năng lưu trữ dữ liệu khủng khiếp của não.
– Các xung động thần kinh truyền đến não và từ não truyền đi với vận tốc 274 km/giờ.
3. Cơ – xương khớp
– Hộp sọ con người được cấu tạo bởi 29 xương khác nhau chứ không nguyên khối như bạn hình dung.
– Trung bình một đời người, chúng ta đi bộ trên một quãng đường dài bằng 5 lần đường xích đạo.
– Cần có sự tương tác của 72 cơ bắp khác nhau để tạo nên tiếng nói của chúng ta.
– Chúng ta sinh ra với 300 khúc xương, khi trưởng thành, chỉ còn 206 xương. Đó là kết quả của 2 từ Lão + Hoá.
4. Hệ hô hấp
– Mỗi một lần hắt hơi, số lượng giọt chất nhầy (nước bọt và dịch nhầy) bắn ra có thể từ 2.000 cho tới 5.000 giọt và vận tốc có thể đạt tới 112.6 – 160 km/h. Phạm vi tác động của các giọt chất nhầy cũng khá xa khi kéo dài tới 152.4 cm.
– Cứ mỗi 24 giờ, một người trung bình thở 23.040 lần.
– Tiếng ho văng ra khỏi miệng chúng ta với vận tốc 96 km/giờ.
5. Hệ tiêu hoá
– Tuổi thọ trung bình của mỗi chiếc gai lưỡi là 10 ngày.
– Diện tích bề mặt của ruột là 200 m2.
6. Hệ da
– Da đầu một người trung bình chứa 100.000 sợi tóc.
– Diện tích bề mặt của da người là 2 m2.
– Một người trung bình bị tróc đi hơn 18 kg da trong một đời người.
– Dưới lớp da mỗi người có 72 km dây thần kinh.
– Mỗi 2,5 cm2 bề mặt da người chứa 6 m mạch máu.
7. Mắt
– Trong suốt một đời người, phụ nữ chớp mắt nhiều gần gấp 2 lần đàn ông.
– Một người nháy mắt trung bình 6.205.000 lần mỗi năm.
Thân người rộng lớn như một tiểu vũ trụ
– Cứ mỗi giây qua đi, có 15 triệu tế bào máu bị tiêu huỷ trong cơ thể.
– Mỗi năm qua đi, có khoảng 98% nguyên tử trong cơ thể bị thay thế. Quá phi lý phải không, vậy chẳng phải bạn đã không còn là bạn. Kỳ thực, các tế bào đều có tuổi thọ, tế bào mới phân tách rồi lại thay thế tế bào cũ. Ngoài lớp da thịt thì chúng ta còn có tính khí tính cách, đây mới là nhân tố chính để phân biệt 2 người. Tựa như 2 anh em sinh đôi nhưng không thể giống nhau hoàn toàn về tính cách.
– Bạn được tập hợp từ 7.000.000.000.000.000.000.000.000.000 (7.10 mũ 27 hay 7 tỉ tỉ tỉ) nguyên tử. Và tuổi của mỗi nguyên tử trong số này là hàng tỉ năm.
Học thuyết ngũ hành của Trung Quốc cổ xưa hiện nay đã được khoa học thừa nhận, trong đó có 5 yếu tố Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Đồng thời Đông y với học thuyết “thiên nhân hợp nhất” cũng ví thân thể người như tiểu vũ trụ với ngũ quan tương ứng Phổi-Gan-Thận-Tim-Lách.
Có thể lấy dẫn chứng đơn giản về hình thức của electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử và Trái đất chuyển động quanh Mặt trời chẳng phải rất tương đồng hay sao? Nên có thể nói con người chính là 1 tiểu vũ trụ.