Những cách xử lí cứu người đơn giản ai cũng cần nên biết

0
2104

Dù ở trong trường hợp nào đi nữa, biết một số kĩ thuật sơ cứu là điều cơ bản mà chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân và gia đình. Biết đâu một ngày nào đó chúng ta cũng có thể cứu sống một người mà chúng ta thậm chí không quen biết.

1. Làm gì khi bị mắc nghẹn

Cách 1: Nếu bạn đang mắc nghẹn, trước hết hãy bình tĩnh và bắt đầu ho mạnh. Nếu không hiệu quả, hãy tự đấm vào khu vực giữa bụng và phần dưới của xương sườn. Nếu điều này cũng không có tác dụng, hãy tì cơ thể vào ghế (hoặc bất kì vật nào khác cao bằng eo của bạn). Lặp lại thao tác cho đến khi vật làm bạn bị nghẹn rơi ra.

 Cách 2: Nhanh chóng giữ cơ thể như hình 1, sau đó buông thẳng tay của bạn về phía trước, và để cơ thể rơi xuống sàn như hình 2. Việc này khá là đau đớn, nhưng nó có thể cứu sống bạn!

2. Xác định thời gian bằng mặt trời

 Trong trường hợp ở một nơi vắng người, đồng hồ hỏng hoặc điện thoại hết pin, bạn không làm cách nào để biết được giờ giấc thì có thể nhờ vào mặt trời để xác định thời gian.

– Đầu tiên, hãy tìm một nơi sáng sủa, thoáng đãng và có thể nhìn thấy đường chân trời

– Đặt hai bàn tay lại với nhau như trong bức tranh

– Đếm số ngón tay từ đường chân trời tới mặt trời. Mỗi ngón tay tương ứng với 15 phút. Tuy phương pháp này không cho ra số giờ chính xác nhưng cũng giúp bạn áng chừng được thời gian. Nhân số ngón tay với 15, bạn sẽ tìm ra khoảng thời gian đó.

3. Làm thế nào để nhận ra một cơn dông lớn đang tới


Hãy để ý những chi tiết sau để nhận biết khi cơn dông lớn sắp bắt đầu:

– Những đám mây ở thấp

– Mây không dàn trải mà tích tụ lại và trông như một nùi bông

– Mây có màu đen, thậm chí là nâu đen. Nếu những đám mây có màu đen nghĩa là sẽ có mưa lớn và không có gió. Trường hợp mây màu nâu, sẽ có mưa kèm gió mạnh. Nếu những đám mây đang tản ra, biến mất thì sẽ không có mưa.

4. Làm gì khi thắng xe không ăn


Nếu phanh xe không hoạt động, đừng hoảng sợ. Hãy yêu cầu các hành khách trên xe (nếu có) thắt đai an toàn, bật đèn khẩn cấp (đèn tầm xa) và bấm còi liên tục để những lái xe khác biết có sự cố đang xảy ra trong xe của bạn.

– Nhấn bàn đạp phanh thật mạnh và gấp. Đây là cách để bạn có thể tạo ra áp lực trong hệ thống phanh. Sau đó, về số một cách từ từ. Nếu bạn đang chạy xe số sàn, hãy đạp chân côn. Nếu xe chạy số tự động, chuyển sang sử dụng số tay

– Sử dụng phanh tay một cách cẩn thận. Nếu bạn làm đột ngột, chiếc xe có thể bắt đầu bị trượt.

– Hãy cố gắng đi theo hình zic zac (rẽ trái, phải liên tục) để giảm tốc.

5. Trường hợp bị ai đó bám theo

 Nếu bạn cảm thấy rằng ai đó đang theo dõi bạn, trước hết hãy đảm bảo rằng đó là sự thật. Hãy ghi nhớ cách người đó theo dõi bạn và bất ngờ thay đổi hướng đi của bạn.

Nếu người đó vẫn còn ở phía sau bạn, đừng đi đến những nơi không có người. Hãy đi đến quán cà phê hoặc quán ăn nào đó vì bạn có thể giả vờ rằng bạn đang gặp bạn/người thân. Tốt nhất là bạn nên đi thẳng đến đồn cảnh sát!

6. Làm thế nào để không đi lòng vòng trong rừng?

 Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang đi bộ theo vòng tròn trong một khu rừng, hãy cố gắng vượt qua các cây to lớn khác nhau theo cùng một bên. Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy chọn hướng đi phía bên trái. Nếu bạn là người thuận tay trái, hãy chọn đi theo hướng bên phải. Điều này sẽ giúp bạn tránh đi bộ lòng vòng không có hồi kết.

7. Phải làm gì trong những giây đầu tiên của cơn đau tim?

 Nếu bạn hoặc bất cứ ai xung quanh bạn đang bị đau tim, ngay lập tức gọi xe cứu thương. Nhớ rằng tuyệt đối đừng hoảng sợ trước khi bác sĩ đến. Trước khi uống thuốc đau tim, người bị nạn cần thở sâu và ho. Hít thở sâu sẽ đưa oxy vào phổi và ho kích thích ngực, giúp khôi phục nhịp tim và giữ cho đến khi xe cứu thương đến.

8. Cách nhóm lửa độc đáo

 Trong trường hợp không có bất cứ công cụ nào để nhóm lửa, bạn có thể sử dụng bao cao su và ánh sáng mặt trời.

Đổ một ít nước vào bao cao su, buộc lại và dùng nó như một ống kính để hội tụ ánh sáng vào một mảnh giấy hay cỏ khô. Chỉ cần kiên nhẫn, ánh sáng mặt trời sẽ được “huy động” đủ để đốt lên mồi lửa đầu tiên.

9. Làm thế nào để được an toàn khi đi cắm trại?

 Nếu bạn đi cắm trại dài ngày, hãy chắc chắn rằng một số người bạn thân nhất hoặc gia đình của bạn biết bạn đang đi đâu, những nơi bạn sẽ đến cắm trại và khi nào bạn định về lại. Sẽ thật hoàn hảo nếu bạn có một kế hoạch đi cắm trại với một chuyên gia biết và hiểu rõ khu vực mà bạn sẽ đến.

10. Trốn ở đâu khi có động đất?

 Khi động đất xảy ra không nên trốn sau cánh cửa. Tốt hơn là nên trốn gần một vật thể to lớn, tuy nhiên, cần đảm bảo nó sẽ không rơi vào người bạn. Hãy nằm xuống gần vật thể đó trong tư thế bào thai.

11. Làm thế nào để thoát khỏi đám đông?

Nếu ở một mình trong một đám đông, đừng cố gắng vượt qua đám đông đó. Tất cả những việc bạn cần làm là di chuyển cẩn thận cùng với đám đông, nghiêng về phía một bên.

Điều quan trọng là di chuyển chính xác và chậm rãi để không chặn đường người khác bởi vì trong trường hợp này bạn có thể bị đẩy hoặc té xuống đất.

Nếu bạn đi với gia đình, hãy đặt trẻ con ở trên vai và để cho người phụ nữ đi trước mặt bạn để tiện kiểm soát tình hình. Tập trung di chuyển theo hướng chéo.

12. Cách băng bó vết thương

Những phút đầu tiên sau tai nạn xảy ra và trước khi xe cứu thương đến là vô cùng quan trọng. Băng bó đúng cách có thể cứu sống một người. Dưới đây là một số lời khuyên cho những tình huống khác nhau:


Cánh tay bị gãy nên được cố định trước khi xe cứu thương đến. Buộc một miếng vải quanh cổ và giữ cánh tay ở một vị trí cố định. Đồng thời, cảnh báo cho người khác rằng người đó bị thương.

 Băng bó đầu gối bị chấn thương: Kiểu băng này sẽ rất hữu ích khi đầu gối bị thương, với mục đích cố định khớp gối, tránh làm vết thương thêm trầm trọng khi vận động. Bạn có thể sử dụng loại băng cuộn đàn hồi cho loại chấn thương này.

 Đây là cách có thể được sử dụng trong trường hợp bị tổn thương ngực hoặc gãy xương đùi.

 Băng hình số 8 được sử dụng để cố định các khớp nhỏ hơn hoặc để băng bó vết thương ở bàn tay.

13. Sơ cứu khi ai đó bất tỉnh


Nếu gặp ai đó bất tỉnh và khó thở, hãy gọi xe cứu thương, nhưng trước đó nếu được sơ cứu đúng cách tại chỗ thì tính mạng của họ sẽ được đảm bảo an toàn hơn. :

– Nghiêng đầu người đó trở lại nhẹ nhàng, miệng họ sẽ mở ra khi bạn làm như vậy

– Nâng cằm và kiểm tra xem người đó còn thở không. Kiểm tra hơi thở trong 10 giây.

– Quỳ xuống bên cạnh người đó và kéo họ nằm nghiêng về một bên, đặt một bàn tay lên má họ như trong bức tranh

Điều quan trọng: Nếu bạn nghi ngờ cột sống người đó bị thương, đừng di chuyển họ. Hãy mở miệng họ ra một cách nhẹ nhàng (để khí thoát ra) mà không va chạm với cổ.

Dù ở trong trường hợp nào đi nữa, biết một số kĩ thuật sơ cứu là điều cơ bản mà chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân và gia đình. Biết đâu một ngày nào đó chúng ta cũng có thể cứu sống một người mà chúng ta thậm chí không quen biết.

Nguồn: Brightside

BÌNH LUẬN