Đôi khi, vì để thu hút số lượng lớn độc giả mà các đơn vị truyền thông có xu hướng “bẻ lái” thông tin khiến chúng không hoàn toàn đúng sự thật. Thêm vào những sự suy đoán và truyền miệng của dư luận, những thông tin này trở nên rất xa vời với sự thật ban đầu. Đây là những điều mà bấy lâu nay chúng ta bị “dắt mũi” mà không biết.
Bức ảnh này đã xuất hiện trong hầu hết các trang web giải trí, nhưng hóa ra lại là cảnh trong một thước phim từ bộ phim Generation Um. Trong phim, có một cảnh mà anh hùng – Keanu Reeves đánh cắp một chiếc máy ảnh của một người đàn ông mặc trang phục cao bồi. Trên Internet, bức ảnh trở nên nổi tiếng nhờ thần thái hạnh phúc của diễn viên cùng với các câu chú thích “Keanu Reeves đã lấy cắp một máy ảnh từ các tay săn ảnh”.
Thời gian trước, một bức ảnh về thiên tài máy tính – người được đồn đoán là con gái của Bill Gates đã trở nên phổ biến trên Internet. Hình ảnh thu hút được hàng ngàn lượt thích trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, bức ảnh này không phải của cô con gái 21 tuổi của Gates – Jennifer, mà thực ra là nữ diễn viên 38 tuổi Rachel Lee Cook. Đó là lúc để người xem nhận ra rằng tìm kiếm trong nhiều công cụ khác nhau có thể tạo ra những bức ảnh không chính xác, trộn lẫn con gái thật của Gates với một nữ diễn viên người Mỹ.
Nhiều người trong chúng ta đã nghe câu chuyện về người đàn ông Trung Quốc đã khởi kiện vợ vì sinh ra những đứa trẻ xấu xí. Lí do của việc kiện tụng là người vợ không cho chồng biết việc mình phẫu thuật thẩm mĩ trước khi kết hôn do đó những đứa con sinh ra không giống cả 2 người. Câu chuyện này đã trở thành một huyền thoại nhưng bức ảnh này hoàn toàn giả từ đầu đến cuối. Trên thực tế, bức ảnh thực sự là một quảng cáo cho một phòng khám phẫu thuật thẩm mĩ. Thật không may, người phụ nữ trong ảnh – Heidi Yeh đã phải chịu đựng rất nhiều bất hạnh từ toàn bộ sự kiện. Trong các cuộc phỏng vấn, người mẫu đã giải thích rằng sau khi phát hành quảng cáo này, cô đã bị công chúng chỉ trích nặng nề.
Một nhà báo người Anh đã tạo ra một cuộc lừa đảo hoàn hảo sau khi biến sân sau của mình thành nhà hàng được nhắc đến nhiều nhất ở London. Người này đã đăng các nhận xét giả mạo, tạo ra các món ăn giả từ bọt biển và chất tẩy rửa sau đó đăng ảnh lên trang TripAdvisor. Sau đó, mọi người ùn ùn kéo đến và “tá hỏa” khi biết được sự thật.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, người dùng Twitter bắt đầu chia sẻ một loạt các bức ảnh của ngọn đồi nổi tiếng trong hình nền mặc định của máy tính chạy hệ điều hành Windows XP với chú thích: “Ngọn đồi nổi tiếng thế giới đã bị lửa quét trong vụ cháy ở California”. Tuy nhiên, hình nền “Bliss” nguyên bản thực sự là của quận Sonoma ở California, nơi may mắn thay, đám cháy rừng không bao giờ xảy ra. Sự kiện này đã được khẳng định bởi các chủ đất.
Sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, những người sử dụng Twitter đã lan truyền tin đồn rằng vào năm 2000 những người sáng tạo ra The Simpsons đã tiên đoán thành công của ông trong tập phim “Bart tới tương lai”. Đoạn phim từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng đã trùng hợp hoàn hảo với hành vi của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vào năm 2017, dẫn đến việc tạo ra một loạt các câu chuyện về việc tiên tri của các nhà làm phim The Simpsons. Theo nội dung tập phim, Bart Simpson đi đến năm 2030, nơi ông ta biết được rằng cô em gái ông là phó Tổng thống dưới quyền Trump. Tuy nhiên, trong phim không hề xuất hiện Tổng thống Trump và cảnh này được vẽ bởi các fan của bộ phim hoạt hình.
Vào ngày 6 tháng 1, một người dùng MXH – Reddit đã đăng tải bức ảnh của diễn viên Keanu Reeves bên cạnh hai người trẻ trên chiếc máy bay thương mại với chú thích: “Keanu Reeves đã trả tiền vượt quá cân nặng hành lí cho một cặp vợ chồng trẻ – những người không có đủ tiền”. Câu chuyện được thu thập bởi giới truyền thông và bức ảnh này đã lan rộng khắp các mạng xã hội trong chớp mắt. Tuy nhiên, cặp đôi trong bức ảnh đã lên tiếng và bác bỏ những tin đồn thất thiệt. Thực ra, đây là 2 anh em tình cờ gặp Keanu Reeves trên chuyến bay và họ chỉ xin được chụp ảnh với thần tượng chứ hoàn toàn không có chuyện nam diễn viên trả tiền hành lí quá cân.
Đây được cho là bức ảnh hậu trường nổi tiếng của hãng MGM. Tuy nhiên không con nào trong số những con sư tử này bị kẹp đằng sau khung logo như bức ảnh được lan truyền trên đây vào năm 2015. Trên thực tế, đây là một chú sư tử bị… ốm ở Israel và được đưa vào viện để chụp CAT phát hiện bệnh. Người ta đã photoshop rất có tâm chiếc máy thành màn hình đảo chiều của MGM nhằm gia tăng tính xác thực nhưng lại quên không xóa đi chai nước truyền cho chú sư tử này.
Bức ảnh cảm động đến rơi nước mắt này được chụp bởi một người Mỹ gốc Hồi giáo sống ở Ả-rập Xê-út, sau đó đăng trên tài khoản twitter @americanbadu của ông. Ảnh đi kèm với một chú thích tuyên bố rằng hình ảnh được chụp từ Syria và cha mẹ của cậu bé đã bị giết bởi những người lính của Chế độ Assad. Với hơn 187 nghìn người theo dõi, hình ảnh đã được nhanh chóng tweet lại hàng trăm lần; một số trong số đó là từ các tổ chức phi chính phủ Hồi giáo có hàng ngàn người theo dõi. Chẳng bao lâu nó đã lan truyền mạnh mẽ và đã được đăng trên Twitter và Facebook ở các nước phương Tây. Trên thực tế, bức ảnh được chụp ở Ai Cập, đứa bé cũng không phải người Syria, và hai nấm mồ cũng là giả. Tác giả của bức ảnh này thực tế đã câu like một cách khá… thô thiển, và bức ảnh hậu trường dưới đây đã tố cáo tất cả.
Trong số những bức ảnh giả mạo này bạn đã bị ăn quả lừa bởi câu chuyện nào chưa? Vậy mới nói trong thời đại thật giả lẫn lộn như thế này hãy cẩn thận với những thông tin mình tiếp cận được nhé!