Người nước ngoài đánh giá thế nào vệ chuyện uống bia tại nước ta?

0
771

Hãng thị trường Euromonitor International Việt Nam sẽ vượt hết các cường quốc Châu Á về vào năm 2019.

Trong báo cáo tháng 7/2017 về thị trường bia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Euromonitor cho biết tầng lớp trung lưu và số lượng thanh thiếu niên của Việt Nam tăng nhanh đã góp phần thúc đẩy mức tiêu thụ bia tăng tới 300% kể từ năm 2002.

Báo cáo ước tính thị trường bia Việt Nam đã đạt trị giá 147,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,5 tỷ USD) vào năm 2016.

Euromonitor dự đoán mức tiêu thụ bia bình quân đầu người sẽ đạt 40,6 lít trong năm 2017, đưa Việt Nam trở thành nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á.

“Việt Nam sẽ là một thị trường cần theo dõi”, Euromonitor đánh giá. “Với văn hoá uống trên vỉa hè và sự đô thị hoá nhanh chóng, mức tiêu thụ của Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong giai đoạn 2016-2021″.

Và điều này sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng căng thẳng giữa các hãng sản xuất bia để chiếm lĩnh thị phần, theo bản báo cáo. Nhiều hãng bia thế giới đã có mặt tại Việt Nam từ lâu để tham gia vào cuộc chiến giành thị phần, như hãng Heineken của Hà Lan hay Carlsberg của Đan Mạch.

Được đánh giá là “chiến trường quan trọng đối với các nhà sản xuất bia thế giới”, kế hoạch bán cổ phần nhà nước tại 2 tổng lớn nhất Việt Nam đang mở ra cánh cửa cho các đối thủ nước ngoài.

Dự kiến hai tổng công ty Sabeco và Habeco trong tháng này sẽ trình chính phủ kế hoạch bán cổ phần vào cuối năm nay.

Báo cáo của Euromonitor cho thấy Sabeco đang đứng đầu Việt Nam khi nắm tới 40,9% thị phần, tiếp đến là Heineken năm 23% và Habeco nắm 18,4%.

Theo ông John Ditty, giám đốc đơn vị tư vấn của hãng kiểm toán KPMG Việt Nam, không còn nhiều lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng ở Việt Nam như ngành bia rượu, và việc bán cổ phần này sẽ tạo cơ hội cho các , đặc biệt là những tại Việt Nam.

Hãng tin Bloomberg cho biết Heineken, Anheuser-Busch InBev NV, Asahi Group và Kirin Holdings là một vài gương mặt trong số hàng chục công ty nước ngoài đang muốn sở hữu cổ phần tại Tổng công ty Sabeco.

Phát ngôn viên của hãng Kirin tại Tokyo cho biết Châu Á và Châu Đại Dương là những thị trường tập trung của tập đoàn này và Việt Nam là một thị trường yêu thích do đang tăng trưởng.

Đại diện của tập đoàn Asahi Group cũng cho biết vẫn hứng thú với việc mua cổ phần của một hãng sản xuất bia Việt Nam.

Còn giám đốc truyền thông toàn cầu của hãng AB InBev cho biết tập đoàn này đang đặt mục tiêu dài hạn ở Việt Nam.Vào tháng 8/2016, Bộ Công thương đưa ra định giá đối với Tổng công ty Sabeco ở mức 1,8 tỷ USD và Habeco ở mức 404 triệu USD. Hiện nhà nước đang nắm giữ 89,59% cổ phần tại Sabeco và 82% cổ phần tại Habeco.

Hãng Carlsberg của Đan Mạch đang nắm giữ 17,51% cổ phần tại Habeco.

Bia rượu từng bị chỉ trích là làm suy yếu giống nòi của người Việt, nhưng giờ đây lại đang được coi như một tiềm năng to lớn về mặt kinh tế.

Một nhà phân tích cho biết lợi ích kinh tế từ bia rượu có thể thấy rõ, nhưng mặt tác hại thì không dễ nhận ra, như những vấn đề liên quan đến tai nạn giao thông, đánh nhau, bạo lực gia đình, tự sát, đuối nước.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết khoảng 1/3 nam giới và 2/3 nữ giới ở Việt Nam là những người không uống một chút rượu nào trong cả cuộc đời. Nhưng những người uống rượu thường có xu hướng uống nhiều và 8,7% bị một số chứng như phụ thuộc vào bia rượu hoặc mất kiểm soát vì bia rượu, cao hơn so với mức bình quân 4,6% của khu vực tây Thái Bình Dương.

Giới trẻ Việt Nam có nhiều quan niệm về bia rượu. Có người cho rằng uống bia cảm thấy được thư giãn, nhưng cũng có người lại cho rằng họ uống bia vì chẳng có trò gì để giải trí trong lúc rảnh rỗi.

Báo cáo của hãng nghiên cứu Euromonitor cho thấy, với mức tăng trưởng 65% trong giai đoạn từ năm 2015-2021, Việt Nam sẽ vượt qua các “cường quốc bia” như , Hàn Quốc và Nhật Bản để trở thành nước tiêu thụ bia lớn nhất Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2019.

Minh Tuệ – Theo Bloomberg

 

BÌNH LUẬN