Nền y tế thế giới đã tiến đến đâu chỉ sau 10 năm phát triển số hóa

0
1144

Mô hình Figure 1 tỏ ra ưu việt và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, so với những cuộc hội chẩn đầy rẫy thủ tục hành chính hiện nay. Landy cho biết tới hiện tại nền tảng đã có khoảng 1.5 triệu người sử dụng trên toàn thế giới. Các tài khoản được lập đến từ các bác sĩ, y tá và nhiều chuyên gia ngoài ngạch.

Đổi mới kỹ thuật đang trở thành trung tâm của mọi hướng cải cách y tế. Trong đó, có một xu hướng tất yếu mà mọi người đều dễ dàng nhận thấy: . Từ cuốn sổ y bạ, phim chụp X-quang cho tới trình tự gen của mỗi người… nền y tế thế giới đã trải qua hơn 1 thập kỷ phát triển .

Quá trình này đã, và sẽ tạo ra những thay đổi gì cho hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe? Dưới đây là 5 ví dụ giúp bạn hình dung về điều đó:

1. Internet tiếp tục tạo ra kết nối- kết nối là sức mạnh

Những đột phá mà Internet tạo ra chưa bao giờ dừng lại. Bởi nó đã trở thành một nền tảng cho tất cả những làn sóng công nghệ, mà gần đây nhất là ứng dụng di dộng và mạng xã hội. Những làn sóng ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực đời sống, mà y tế không nằm ngoài số đó.

Ứng dụng di dộng và mạng xã hội phục vụ y tế có thể giúp các bác sĩ và sinh viên y khoa kết nối với nhau, bất kể thời gian nào. Rất nhiều nền tảng đã ra đời, chẳng hạn như Figure 1 kết nối các bác sĩ, giúp họ trao đổi các trường hợp bệnh nhân và hội chẩn.

Bạn có thể tưởng tượng Figure 1 giống như một “mạng Instagram dành cho các bác sĩ”. Nhưng trong tương lai, nó sẽ còn phát triển hơn thế. Tiến sĩ Joshua Landy, đồng sáng lập của Figure 1 nói rằng ông và các đồng nghiệp đang cố gắng xây dựng ứng dụng trở thành một “hệ thần kinh trung ương của cộng đồng y tế”.

Đó là một điều khả thi bởi ngay tại thời điểm này, Figure 1 đang giúp các bác sĩ kết nối với nhau rất hiệu quả. Họ có thể ngay lập tức gửi những trường hợp khó chẩn đoán cho đồng nghiệp, dĩ nhiên với sự đồng ý của người bệnh.

Mô hình Figure 1 tỏ ra ưu việt và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, so với những cuộc hội chẩn đầy rẫy thủ tục hành chính hiện nay. Landy cho biết tới hiện tại nền tảng đã có khoảng 1.5 triệu người sử dụng trên toàn thế giới. Các tài khoản được lập đến từ các bác sĩ, y tá và nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngoài ngạch.

2. Thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh – vận hành độc lập với con người


Những những vòng tay theo dõi sức khỏe thông minh đó mới chỉ là điểm bắt đầu cho một kỷ nguyên mới. Các thiết bị trong tương lai có thể đạt tới độ “thông minh” hơn. Không chỉ dừng lại ở việc đo nhịp tim, thân nhiệt, nồng độ đường trong máu, chúng còn có khả năng tạo thành vòng theo dõi- điều trị khép kín, và có khả năng vận hành độc lập với con người.

Một trong những phiên bản của thế hệ thiết bị này đã xuất hiện vào tháng 9. Cục Quản lí Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp phép cho một máy đeo của Medtronic. Có tên MiniMed 670G, thiết bị này hoạt động như một “tuyến tụy nhân tạo” đeo ngoài cơ thể. Nó tự động theo dõi lượng đường trong máu và tiêm insulin vào cơ thể người đeo khi cần thiết.

Hệ thống theo dõi- điều trị khép kín sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến trong một vài năm tới, Mike Musallem, CEO của công ty thiết bị y tế Edwards Lifesciences cho biết. Những hệ thống này có thể giảm thiểu cho người bệnh và các bác sĩ khỏi các công việc bận rộn. Bởi vậy, họ có thể tập trung hơn vào các mục tiêu khác.

3. Máy tính cũng có thể đưa ra chẩn đoán – một người trợ lý của các bác sĩ

Trí tuệ nhân tạo đang trên đường chạm tới lĩnh vực y tế. Điểm đầu tiên mà chúng đặt chân đến là phòng chẩn đoán hình ảnh. Chẳng hạn như General Electric và Đại học California đang cùng nhau hợp tác để phát triển những thuật toán máy học (machine learning). Họ cam kết trong vòng 3 năm tới, những thuật toán có thể đọc được hình ảnh y tế, giúp bác sĩ chẩn đoán có thêm cơ sở tham khảo cho kết luận của mình.

Không phải những người đầu tiên đặt chân vào lĩnh vực mới, Watson Health của IBM cũng tuyên bố với báo chí vào hồi tháng 6. Họ đang hợp tác với 15 bệnh viện để đưa siêu máy tính Watson của họ vào lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Watson cũng sẽ góp mặt cả trong lĩnh vực phát triển thuốc và điều trị . Tại một hội thảo về vú trong tháng 12 vừa rồi, IBM đã công khai dữ liệu trong một chương trình thử nghiệm của mình.

Họ đã đưa ra 700 bệnh án của những bệnh nhân ung thư Ấn Độ và hỏi rằng các bác sĩ sẽ thực hiện gì trong trường hợp của họ. Sau đó, các kết luận được đưa về so sánh với những gì mà siêu máy tính Watson đã chẩn đoán. Cuối cùng bạn có thể tưởng tượng được điều gì xảy ra? 90% những câu trả lời của Watson trùng với kết luận của các bác sĩ.

Tiến sĩ Andrew Norden, giám đốc Y tế của Watson Health nói rằng khi họ nâng được con số đạt tới 100%, không còn gì phải lăn tăn để đưa những cỗ máy thế này vào bệnh viện.

4. Kỹ thuật gen rẻ hơn- mọi người sẽ thực sự hiểu chính cơ thể mình

Vào năm 2003, khi trình tự bộ gen người đầu tiên được giải mã thành công, nhiều người đã nhìn ra được một tương lai mới, với cách chúng ta chữa bệnh và con người. Nhưng ít ai tưởng tượng, tương lai đó lại tới nhanh đến vậy.

Bộ gen đầu tiên của con người được giải mã trong 13 năm, tiêu tốn 2.7 tỷ USD. Nhưng cho tới giờ, hơn 3 tỷ trình tự sắp xếp trong 23 nhiễm sắc thể của một người có thể được đọc ra với chi phí 1.000 USD.

Trình tự gen chính là thứ định nghĩa nên mỗi con người chúng ta. Hiểu được nó có nghĩa là chúng ta nắm trong tay tất cả những dự đoán về sức khỏe của mình, tương lai bệnh tật, cách chữa trị… Với công nghệ gen, một kỷ nguyên chăm sóc y tế hoàn toàn mới đang trên đường diễn ra. Nó được dự đoán sẽ là một cuộc cách mạng.

5. Có một nguồn dữ liệu khổng lồ – nhưng các công ty dược phẩm thích tạo ra tiền hơn đột phá

Dữ liệu lớn sẽ thay đổi cách mà thuốc được sản xuất. Ngày nay, các công ty dược phẩm đang có cơ hội sở hữu một nguồn thông tin khổng lồ từ các hồ sơ y tế được số hóa. Việc truyền tải dữ liệu cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu tận dụng được làn sóng công nghệ này, họ sẽ tạo ra được những loại thuốc hiệu quả hơn.

Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi dường như đang không được như mong đợi. Pratap Khedkar, quản lý công ty tư vấn tiếp thị và bán hàng ZS Associates, cho biết các công ty dược phẩm không nhìn thấy được cách mà họ có thể tận dụng số hóa dữ liệu để tạo ra những tiến bộ. Họ chỉ nhìn thấy cách để tạo ra tiền.

Vậy làm thế nào để thúc đẩy những công ty dược phẩm? Khedkar cho biết, trong tương lai, có lẽ việc định giá thuốc sẽ phải được xem xét lại. Thị trường nên hướng đến việc đưa ra con số dựa trên sự hiệu quả của thuốc chứ không phải trên mỗi liều điều trị. Để làm được điều này sẽ cần thời gian dài, nhưng nó sẽ tạo ra một sự thay đổi rất lớn.

Tham khảo Businessinsider

BÌNH LUẬN